4. Kết cấu luận văn
2.1. QUY ĐỊNH VỀ THÀNH PHẦN, TƢ CÁCH CỦA ĐƢƠNG SỰ
2.2.1. Năng lực chủ thể
2.2.1.1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự
Một trong những điều kiện để chủ thể tham gia độc lập vào một QHPL là chủ thể đó phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Thông thường chủ thể có năng lực pháp luật là đã có thể trở thành chủ thể của một QHPL, chẳng hạn một cá nhân sinh ra đã có thể trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu tài sản khi cá nhân đó được thừa kế hợp pháp hoặc được tặng cho tài sản hay nếu cá nhân này bị thiệt hại
do hành vi trái pháp luật của người khác thì cá nhân đó là bên được bồi thường trong quan hệ bồi thường thiệt hại v.v... Tuy nhiên, trong một số trường hợp chủ thể đã có năng lực pháp luật nhưng để trở thành chủ thể của QHPL thì phải có năng lực hành vi ở một mức độ nhất định mới trở thành chủ thể của QHPL.
Hiểu một cách chung nhất, năng lực pháp luật là:
“Khả năng của cá nhân hay tổ chức có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật....
Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi pháp luật. Không thể có năng lực hành vi pháp luật nếu không có năng lực pháp luật. Năng lực pháp luật cùng với năng lực hành vi pháp luật tạo thành năng lực chủ thể pháp luật.”
Như vậy, có thể thấy rằng năng lực pháp luật là “khả năng” mà pháp luật quy định cho cá nhân, tổ chức có quyền, nghĩa vụ pháp lý. Vì vậy, năng lực pháp luật của một chủ thể không phải là quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể đó mà là khả năng, tiền đề, điều kiện cần thiết để chủ thể có quyền, nghĩa vụ.
Khi tham gia vào quá trình TA giải quyết VVDS, đương sự có thể có những quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật TTDS. Vì vậy, chúng ta có thể xác định rằng, năng lực pháp luật TTDS của đương sự là khả năng pháp luật quy định cho đương sự có các quyền và nghĩa vụ TTDS.
Năng lực pháp luật TTDS là điều kiện đầu tiên để một chủ thể tham gia vào quá trình TTDS. Một chủ thể chỉ có quyền tham gia tố tụng khi được pháp luật thừa nhận có năng lực pháp luật TTDS [22]. Năng lực pháp luật TTDS của cá nhân gắn liền với sự tồn tại của cá nhân, có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết. Như vậy, năng lực pháp luật TTDS của cá nhân chính là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản… mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật TTDS. Năng lực pháp luật TTDS của tổ chức xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập và chấm dứt khi tổ chức đó không còn tồn tại.
Giữa năng lực pháp luật TTDS và năng lực pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là năng lực pháp luật dân sự) có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó năng lực pháp luật dân sự là cơ sở của năng
lực pháp luật TTDS. Điều này thể hiện để chủ thể có năng lực pháp luật TTDS thì trước hết chủ thể đó phải có năng lực pháp luật dân sự. Xét về bản chất khả năng có quyền và nghĩa vụ TTDS của đương sự có cơ sở và có mối liên hệ rất mật thiết với khả năng có các quyền và nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Tuy nhiên, khả năng có quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự lại có tính độc lập tương đối so với khả năng có các quyền và nghĩa vụ dân sự. Sự độc lập này thể hiện:
- Năng lực pháp luật TTDS của đương sự và năng lực pháp luật dân sự của đương sự đều do Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, nội dung năng lực pháp luật TTDS không hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung năng lực pháp luật dân sự của đương sự. Điều đó thể hiện, tuỳ thuộc vào chế độ chính trị, các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và sự tác động của các yếu tố như phong tục, tập quán, thói quen, truyền thống hay sự ảnh hưởng bởi pháp luật của nước khác mà mỗi quốc gia, pháp luật tố tụng cũng có những quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng không giống nhau. Nhà nước ghi nhận các quyền và nghĩa vụ TTDS cho đương sự là nhằm bảo đảm cho các đương sự có thể có điều kiện thuận lợi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về nội dung. Do đó, khi quy định các quyền và nghĩa vụ phải căn cứ vào sự cần thiết của việc quy định các quyền, nghĩa vụ đó cho đương sự; điều kiện, khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự; căn cứ vào điều kiện và khả năng bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự...
- Năng lực pháp luật TTDS của đương sự là các tổ chức khác nhau là bình đẳng với nhau. Trong khi đó năng lực pháp luật nội dung của các đương sự là các tổ chức khác nhau là không bình đẳng với nhau. Vì vậy, có những quyền, nghĩa vụ TTDS của đương sự có cơ sở từ các quyền, nghĩa vụ mà pháp luật nội dung quy định. Tuy nhiên, có những quyền và nghĩa vụ TTDS của đương sự thuần tuý mang tính tố tụng mà không có cơ sở từ các quyền, nghĩa vụ của pháp luật nội dung.
Nội dung của năng lực pháp luật TTDS của đương sự là toàn bộ các quyền và nghĩa vụ TTDS mà đương sự có được theo quy định của pháp luật. Mặc dù, năng lực pháp luật TTDS và năng lực pháp luật dân sự có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng năng lực pháp luật TTDS của đương sự có sự độc lập tương đối. Do vậy, khi
quy định các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS không chỉ đáp ứng yêu cầu phù hợp và dựa trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ về nội dung mà phải đáp ứng được các yêu cầu khác như: bảo đảm cho các đương sự có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận công lý; bảo đảm cho các đương sự được bình đẳng và tự định đoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; bảo đảm phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế để thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó; khả năng, điều kiện bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ v.v…
Tại khoản 1 Điều 57 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, năng lực pháp luật TTDS là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong TTDS do pháp luật quy định. Năng lực pháp luật TTDS là điều kiện cần để một chủ thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật TTDS.
Theo đó, nội dung của năng lực pháp luật TTDS là các quyền và nghĩa vụ TTDS mà pháp luật quy định cho đương sự. Nhìn chung, pháp luật TTDS của các nước và pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành đều quy định mọi cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật TTDS như nhau trong việc yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc pháp luật ghi nhận mỗi quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự là nhằm bảo đảm cho đương sự có điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để tham gia tố tụng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp về nội dung của mình.
Điều 56 BLTTDS không quy định về thời điểm bắt đầu, chấm dứt năng lực pháp luật TTDS của đương sự. Tuy nhiên, năng lực pháp luật TTDS có liên quan mật thiết với năng lực pháp luật dân sự. Vì vậy, năng lực pháp luật TTDS của cá nhân cũng xuất hiện từ khi cá nhân đó được sinh ra và mất đi khi cá nhân đó chết, năng lực pháp luật của tổ chức xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập và chấm dứt khi tổ chức đó chấm dứt.
2.2.1.2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự
Năng lực hành vi là một phạm trù phức tạp có liên quan đến yếu tố chủ quan như khả năng nhận thức, khả năng hành động, ý chí và lý trí. Năng lực hành vi của chủ thể QHPL có những thay đổi nhất định tuỳ theo tính chất của QHPL mà chủ thể đó tham gia. Trong một số QHPL, chủ thể có năng lực hành vi hạn chế còn ở những
Năng lực hành vi TTDS của đương sự là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS. Năng lực hành vi TTDS khác với năng lực pháp luật TTDS. Trong khi năng lực pháp luật tố tụng của các đương sự là bình đẳng, thì năng lực hành vi không bình đẳng và được xác định ở các mức độ khác nhau. Năng lực hành vi TTDS có mối liên hệ mật thiết với năng lực hành vi dân sự, hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, lao động.
Tuy nhiên, năng lực hành vi TTDS của đương sự có sự độc lập tương đối so với năng lực hành vi dân sự, hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, lao động (gọi chung là năng lực hành vi dân sự). Sự độc lập này thể hiện, năng lực hành vi dân sự chỉ là một trong các điều kiện để có năng lực hành vi TTDS. Bởi vì, đối với cá nhân thì năng lực hành vi TTDS của họ được xác định dựa trên cơ sở khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của cá nhân đó và trên cơ sở tính chất, yêu cầu của việc tham gia QHPL TTDS. Quá trình giải quyết VVDS là một quá trình hết sức phức tạp bao gồm nhiều thủ tục, nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau, trong đó đương sự có thể tham gia ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình này để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng. Vì vậy, muốn bảo vệ được quyền và lợi ích của mình trước TA, thì đương sự phải có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình như việc tham gia vào các QHPL nội dung, đồng thời đương sự phải có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng và ít nhiều phải có những kinh nghiệm nhất định. Vì vậy, đối với một cá nhân chỉ có thể coi là có năng lực hành vi TTDS khi cá nhân đó đã thành niên và không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Chủ thể có năng lực pháp luật TTDS đã có thể trở thành đương sự trong TTDS. Tuy nhiên, để có thể là đương sự độc lập tham gia tố tụng thì đương sự phải có năng lực hành vi TTDS. Vì vậy, khoản 2 Điều 57 BLTTDS quy định, năng lực hành vi TTDS là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng. Theo quy định của pháp luật TTDS hiện hành cá nhân chỉ được coi là có năng lực hành vi TTDS đầy đủ khi đã đủ từ mười tám tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 3 Điều 57 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ
sung năm 2011). Đối với người chưa đủ mười lăm tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi TTDS, trường hợp này người đại diện hợp pháp của họ là người thay mặt họ để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước TA (khoản 4, 5 Điều 57 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011).