Quyền tự định đoạt của đƣơng sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 52 - 68)

4. Kết cấu luận văn

2.3. QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ

2.3.1. Quyền tự định đoạt của đƣơng sự

Quyền tự định đoạt của đương sự là một nhóm quyền quan trọng được ghi nhận tại Điều 58 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 thành một nguyên tắc cơ bản và đặc trưng của pháp luật tố tụng, theo đó đương sự có quyền tự do định đoạt các quyền về nội dung và tố tụng. Quyền tự định đoạt của đương sự thể hiện quyền khởi kiện VADS của nguyên đơn; quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn; quyền đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; quyền yêu cầu giải quyết VDS của người yêu cầu, quyền đưa ra yêu cầu của người liên quan, quyền sửa đổi, bổ sung yêu cầu, rút yêu cầu; quyền thoả thuận về việc giải quyết vụ việc; quyền tham gia phiên toà, phiên họp v.v...

- Quyền đưa ra yêu cầu TA giải quyết VVDS

yêu cầu có cơ sở từ các quyền về nội dung được pháp luật nội dung quy định như các quyền: yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; yêu cầu giải quyết VDS của người yêu cầu và các quyền yêu cầu thuần tuý mang tính tố tụng như: yêu cầu TA xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật; yêu cầu TA áp dụng BPKCTT; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp các tài liệu, chứng cứ; yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng …

Quyền khởi kiện VADS, quyền yêu cầu giải quyết VDS là quyền đặc biệt quan trọng của đương sự trong TTDS. Vì vậy, BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 đã ghi nhận các quyền này trong hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc quyền yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4 BLTTDS), nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 BLTTDS). Theo đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật tố tụng có quyền định đoạt trong việc khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết VDS. TA chỉ thụ lý giải quyết VVDS khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

Quyền khởi kiện VADS của đương sự được quy định tại Điều 161 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, theo đó: “cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện VADS tại TA có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Pháp luật TTDS hiện hành đã quy định mở rộng quyền khởi kiện VADS của đương sự, theo đó đương sự có thể khởi kiện để yêu cầu TA giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về một hoặc nhiều QHPL có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một VADS. Theo quy định tại Điều 163 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 và tại Điều 4 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết VA tại TA cấp sơ thẩm” của BLTTDS 2004 đã được sửa đổi bổ sung thì “nhiều quan hệ có liên quan với nhau” để giải quyết trong cùng một VA khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Việc giải quyết QHPL này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời QHPL khác; + Việc giải quyết các QHPL có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp

quy định trong một điều luật tương ứng tại một trong các Điều 25, 27, 29 và Điều 31 của BLTTDS 2004.

Việc quy định phạm vi khởi kiện đã tạo điều kiện để đương sự có thể đưa ra yêu cầu TA giải quyết nhiều QHPL trong cùng một vụ việc nhằm tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của của đương sự. Tuy nhiên, đối với các QHPL khác nhau, không có liên quan với nhau, không có cùng đương sự, không cùng một loại tranh chấp thì đương sự phải khởi kiện để giải quyết ở các vụ việc khác nhau.

Đương sự thực hiện quyền khởi kiện thông qua việc nộp đơn khởi kiện VADS trực tiếp tại TA hoặc gửi qua bưu điện và khi gửi đơn khởi kiện thì đương sự phải gửi kèm theo các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp và có căn cứ (Điều 164, Điều 165 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011). Ngoài ra, tại Điều 5 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết VADS tại TA cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS quy định: Trong trường hợp vì lý do khách quan mà đương sự không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ thì họ phải nộp các tài liệu ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của TA trong quá trình giải quyết VA.

Trong trường hợp đương sự thực hiện việc khởi kiện nhưng không đáp ứng các điều kiện, TA sẽ không thụ lý và trả lại đơn khởi kiện. Theo quy định tại Điều 168 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, TA không thụ lý VA và trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp như: thời hiệu khởi kiện đã hết; người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi TTDS; sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 mà người khởi kiện không đến TA làm thủ tục thụ lý VA; chưa có đủ điều kiện khởi kiện; VA không thuộc thẩm quyền của TA. Ngoài ra, BLTTDS còn quy định, khi trả lại đơn TA phải có văn bản kèm theo

giải thích rõ lý do của việc trả lại đơn (khoản 2 Điều 168 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011) và nếu đương sự không đồng ý với việc TA trả lại đơn khởi kiện thì đương sự có quyền khiếu nại về việc trả lại đơn. Điều 170 BLTTDS quy định: Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo do TA trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án TA đã trả lại đơn khởi kiện. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án TA phải ra một trong các quyết định sau đây: Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện; Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý VA. Quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong việc trả lại đơn khởi kiện là một quy định mới của BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 so với quy định trong PLTTGQCVADS 1989 nhằm bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự, hạn chế việc TA tuỳ tiện trong việc trả lại đơn khởi kiện. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện các quy định này cho thấy không phải khi đương sự khởi kiện, yêu cầu đến TA là họ đã có ngay các chứng cứ, tài liệu cần thiết để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Việc pháp luật TTDS hiện hành quy định việc đương sự chưa cung cấp được đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp được coi là “chưa đủ điều kiện khởi kiện” để TA trả lại đơn khởi kiện là chưa bảo đảm quyền khởi kiện cho đương sự.

Ngoài ra, pháp luật TTDS hành không quy định về việc cho phép đương sự thực hiện việc khởi kiện bằng việc trực tiếp đến TA để trình bày trong trường hợp đương sự không tự làm đơn được như họ không biết chữ hoặc người tàn tật hoặc do trình độ dân trí thấp nên không thể tự mình trình bày các nội dung của đơn khởi kiện theo yêu cầu của TA đã dẫn đến việc khó khăn cho đương sự, trong khi đó không phải đương sự nào cũng có điều kiện để được tư vấn.

Đặc biệt, để bảo đảm rằng việc trả lại đơn chính xác, khách quan, pháp luật TTDS cần quy định, khi trả lại đơn khởi kiện, thẩm phán phải ra quyết định trả lại đơn, nếu không đồng ý với quyết định trả lại đơn, người khởi kiện có quyền khiếu nại tới Chánh án TA đã trả lại đơn. Nếu sau khi Chánh án TA đã trả lại đơn khởi kiện giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn mà đương sự không đồng ý thì có quyền

khiếu nại với Chánh án TA cấp trên trực tiếp, quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án TA cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.

Quyền yêu cầu giải quyết VDS của đương sự được quy định tại Điều 311 và Điều 312 của BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011. Theo đó, đương sự có quyền yêu cầu TA công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu TA công nhận cho mình quyền dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Khi thực hiện quyền yêu cầu, đương sự phải gửi đơn đến TA có thẩm quyền, đơn yêu cầu phải đáp ứng được đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2, Điều 312 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 và phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp. Ngoài ra, các thủ tục khác khi thực hiện quyền yêu cầu được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 311 BLTTDS 2004:

“TA thực hiện những quy định của Chương này, đồng thời thực hiện các quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này để giải quyết VDS…”. Trong phần thủ tục giải quyết VDS không có quy định những trường hợp

TA không thụ lý VDS và trả lại đơn yêu cầu; không có quy định về phạm vi yêu cầu , thời hạn giải quyết đối với nhưng VDS không được quy định cụ thể. Tuy nhiên, trên nguyên tắc quy định tại Điều 311 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 thì có thể xác định TA có thể giải quyết VDS trong những trường hợp tương tự như trong một VADS.

Nghiên cứu về quyền yêu cầu giải quyết VDS của đương sự, chúng tôi thấy rằng các quy định về quyền này còn rất chung chung, đồng thời chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn đó là khi xác định những quy định về quyền khởi kiện có thể thực hiện cho quyền yêu cầu mà không trái với thủ tục giải quyết VDS. Trong khi đó, bản chất của quyền khởi kiện, quyền yêu cầu là khác nhau và về nguyên tắc thủ tục thực hiện hai quyền này của đương sự theo quy định của pháp luật TTDS hiện hành cũng có những điểm khác biệt. Vì vậy, khi sửa đổi, bổ sung BLTTDS thì cần phải quy định cụ thể và chi tiết hơn để làm cơ sở cho đương sự thực hiện quyền này.

- Quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự

Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu hoặc rút yêu cầu của đương sự là một trong những nội dung của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS được quy định tại Điều 5 của BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011. Theo quy định của điều luật này, sau khi TA đã thụ lý VVDS các đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu theo hướng tăng thêm hoặc giảm bớt yêu cầu hoặc đương sự có thể rút yêu cầu của mình. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu hoặc rút yêu cầu của đương sự là tự nguyện không có mục đích trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, không vượt ra ngoài phạm vi các yêu cầu mà TA có thể giải quyết trong cùng một VVDS thì TA phải chấp nhận. Tuy nhiên, cần lưu ý việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự bị giới hạn bởi phạm vi các vấn đề mà TA có thể giải quyết trong một VA.

Bên cạnh đó, để bảo đảm vừa tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, vừa thuận lợi cho TA trong việc giải quyết VVDS, Điều 218 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tại phiên toà sơ thẩm không được vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu. Điều 9 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết VADS tại TA cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung hướng dẫn [16], việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà chỉ được HĐXX chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Pháp luật TTDS hiện hành đã không hạn chế quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS. Bởi vì, theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị quyết số 05/2012/NQ- HĐTP thì bất kỳ một sự thay đổi, bổ sung yêu cầu sau khi đương sự đã nộp đơn yêu cầu mà vượt quá phạm vi yêu cầu như trong đơn là không được chấp nhận. Tuy nhiên, trong thực tế sau khi nguyên đơn đưa ra yêu cầu khởi kiện, bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cầu độc lập thông qua việc nộp đơn thì sau khi nộp đơn tới TA, trước phiên toà đương sự vẫn có thể

bổ sung yêu cầu vượt quá phạm vi yêu cầu như trong đơn thì việc thay đổi, bổ sung này vẫn phải được TA chấp nhận.

Quyền rút yêu cầu của đương sự trước hết phải bảo đảm sự tự nguyện. Nếu trước khi mở phiên toà sơ thẩm mà nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì TA ra quyết định đình chỉ việc giải quyết VA (khoản 1, Điều 192 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011); người nộp đơn yêu cầu giải quyết VDS rút đơn yêu cầu thì TA đình chỉ giải quyết VDS. Tuy nhiên, trong các trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện mà bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì tuỳ từng trường hợp để ra quyết định.

Ở giai đoạn phúc thẩm nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì theo quy định tại Điều 269 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, TA cấp phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không. Nếu bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Nếu bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. HĐXX phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết VA. Trong trường hợp này các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của TA cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện quy định tại Điều 269 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, Điều 18 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 03/12/2012 [19] có hướng dẫn:

- Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên toà không phải làm thành văn bản, nhưng phải ghi vào biên bản phiên toà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 52 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)