Kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện các quy định về đƣơng sự trong tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 98 - 110)

4. Kết cấu luận văn

3.2. KIẾN NGHỊ

3.2.2. Kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện các quy định về đƣơng sự trong tố tụng

tụng dân sự

Để việc giải quyết vụ án dân sự một cách đúng đắn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự và lợi ích của nhà nước, trong phạm vi luận văn chỉ đề cập đến những vấn đề cần hoàn thiện đối với quá trình giải quyết vụ án cụ thể như sau:

- Trong việc xác định thành phần tư cách đương sự: BLTTDS chưa định nghĩa rõ “Đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”. Đối với các chủ thể đưa ra các yêu cầu trong việc dân sự trong hệ thống pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chưa xác định và quy định rõ họ có được coi là “đương sự” không. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể trên được ghi nhận và bảo vệ như thế nào so với các đương sự trong vụ án dân sự. Do đó, cần có những quy định rõ hơn để việc xác định tư cách của đương sự được chính xác, tránh tình trạng thiếu sót.

Chưa có khái niệm làm rõ “Đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”. Đối với các chủ thể đưa ra các yêu cầu trong việc dân sự trong hệ thống pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chưa xác định và quy định rõ họ có được coi là “đương sự” không. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể trên được ghi nhận và bảo vệ như thế nào so với các đương sự trong vụ án dân

sự. Do đó, cần có những quy định rõ hơn để việc xác định tư cách của đương sự

được chính xác, tránh tình trạng thiếu sót.

- Đối với các trường hợp bỏ sót người tham gia tố tụng: Cần có các quy định cụ thể về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn là người tham gia vào vụ án để bảo vệ quyền lợi của mình, yêu cầu của họ phụ thuộc vào yêu cầu hay phản yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập là người tham gia vào vụ án đã xảy ra giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền lợi của mình, yêu cầu của họ độc lập với yêu cầu cảu nguyên đơn, bị đơn.

- Trong các trường hợp không xác định rõ tư cách người tham gia tố tụng: Các nhà làm luật cần quy định rõ hơn trong trường hợp các vụ án dân sự có nhiều nguyên đơn, bị đơn, nếu quyền và lợi ích giữa các nguyên đơn và bị đơn không mâu thuẫn thì họ là đồng nguyên đơn và bị đơn. Nếu quyền và lợi ích mâu thuẫn với nhau thì họ là những nguyên đơn và bị đơn độc lập.

- Trường hợp không triệu tập đầy đủ người tham gia tố tụng để giải quyết vụ án pháp luật cần quy định cụ thể hơn đương sự là người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ do người đại diện của họ thực hiện. Đối với các trường hợp đương sự là người dưới 18 tuổi nhưng không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng, đương sự là người dưới 18 tuổi nhưng vẫn có năng lực hành vi tố tụng đầy đủ. Và trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì năng lực hành vi TTDS của họ chỉ bị hạn chế trong lĩnh vực bị cấm. Ngoài ra đối với các trường hợp đương sự cố tình trốn tránh, không đến Tòa án để giải quyết theo giấy triệu tập, việc tống đạt các văn bản tố tụng của Tòa án gặp nhiều khó khăn do đương sự không hợp tác. Do đó, Tòa án không thể triệu tập được đầy đủ các đương sự cũng cần phải xây dựng chế tài đối với những hành vi đó, để có căn cứ giải quyết vụ án được nhanh chóng hơn, đảm bảo đúng thời gian quy định.

Bên cạnh đó, cần thiết phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán cả về số lượng và chất lượng song song với công tác tuyên truyền pháp luật để khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có sự hiểu biết để bảo vệ quyền, lợi ích của mình và nhà nước.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

1. Thực tiễn xét xử tại tỉnh Lạng Sơn cho thấy việc thực hiện pháp luật TTDS nói chung và thực hiện các quy định của pháp luật TTDS về đương sự trong TTDS nói riêng trong thực tiễn ở các TA thời gian qua đã xuất hiện nhiều vi phạm tố tụng, trong đó có những vi phạm như: Xác định sai thành phần, tư cách tố tụng của đương sự; vi phạm quyền, nghĩa vụ của đương sự, giải quyết thiếu người tham gia tố tụng.

Đồng thời, đương sự không thực hiện được hoặc không thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình hay có những hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

2. Nguyên nhân của những vi phạm liên quan đến thực hiện các quy định của pháp luật TTDS về đương sự, một mặt do các quy định của pháp luật chưa đầy đủ, thiếu chi tiết cũng như chưa phù hợp, nhưng chủ yếu là do Thẩm phán nhận thức những vấn đề lý luận về đương sự chưa được đầy đủ bởi sự yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận Thẩm phán, cán bộ TA. Đồng thời, do đương sự còn thiếu hiểu biết hoặc thiếu ý thức khi tham gia tố tụng. Ngoài ra, việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tố tụng nói chung và việc giải quyết các VVDS nói riêng tại các TA được thực hiện chưa thường xuyên, chưa hiệu quả v.v...

3. Trước thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện, để đáp ứng những đòi hỏi của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay, chúng ta cần phải nghiêm túc nghiên cứu các quy định của pháp luật TTDS hiện hành và thực tiễn thực hiện để từ đó hoàn thiện các quy định của pháp luật TTDS, trong đó có các quy định về đương sự trong VVDS. Đồng thời, hoàn thiện các quy định pháp luật TTDS có liên quan để bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự thì đương sự mới có thể thực hiện được đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình. Với đề xuất hoàn thiện được nêu ra trong luận văn này, tác giả hy vọng góp phần làm rõ một số quy định của BLTTDS để cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung BLTTDS trong thời gian tới./.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với quan điểm tất cả vì con người và hướng tới con người, đồng thời chúng ta cũng đang hội nhập sâu, rộng và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, vì vậy đòi hỏi chúng ta không ngừng đổi mới chính sách, hoàn thiện thể chế. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là cải cách nền tư pháp, sao cho nền tư pháp đó trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Trên tinh thần đó chúng ta đã tiến hành sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự. Để xây dựng một thủ tục tố tụng dân sự dân chủ, gần dân, thân thiện với dân thì ngay từ khi chắp bút soạn thảo pháp luật, nhà lập pháp đã phải ý thức được sứ mệnh cao cả và bổn phận thiêng liêng của mình với xã hội. Pháp luật tố tụng dân sự được xây dựng không phải là những định lệ phiền toái mà phải là phương tiện hữu hiệu để người dân có thể sử dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.

Hiện nay, trong thực tiễn giải quyết các VVDS đương sự là chủ thể có vai trò đặc biệt quan trọng trong pháp luật TTDS. Việc phân tích, luận giải để có nhận thức lý luận về khái niệm, đặc điểm, vai trò của đương sự; khái niệm về các tư cách tố tụng của đương sự, năng lực chủ thể và các cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của đương sự là vô cùng cần thiết cho việc phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về đương sự và thực trạng thực hiện các quy định này.

Xác định thành phần của đương sự cần phải dựa trên những cơ sở nhất định, đó là số lượng các QHPL mà TA cần giải quyết trong VVDS hoặc có liên quan đến sự kiện pháp lý hoặc quyền và nghĩa vụ mà TA phải xác định, trên cơ sở đó xác định được đầy đủ các chủ thể tham gia các QHPL và các chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan tới việc giải quyết các QHPL này. Thành phần của đương sự phụ thuộc vào phạm vi các chủ thể của các QHPL mà TA giải quyết trong mỗi VVDS. Sau khi đã xác định được đầy đủ thành phần của đương sự, cần xác định rõ tư cách của đương sự - tức là xác định đương sự ở vị trí tố tụng nào? Việc xác định rõ tư

cách của đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan...) có ý nghĩa pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo cho những người này tham gia tố tụng thực hiện đúng và hiệu quả các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, từ đó việc giải quyết VVDS được chính xác.

Pháp luật TTDS hiện hành đã quy định khá đầy đủ, chi tiết về thành phần, tư cách; năng lực chủ thể; quyền, nghĩa vụ chung của đương sự; quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan v.v... Các quy định này là cơ sở pháp lý cho TA giải quyết các VVDS, đồng thời là cơ sở để các đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu và việc thực hiện đã cho thấy, các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về đương sự còn chưa đầy đủ, thiếu chi tiết nhiều quy định còn chung chung, do đó có thể dẫn đến cách hiểu và thực hiện khác nhau. Bên cạnh đó một số quy định lại mâu thuẫn với nhau giữa quy định trong điều luật này với quy định trong điều luật khác; đặc biệt chưa bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa các đương sự ở các tư cách tố tụng khác nhau. Đồng thời, còn thiếu một số quy định nhằm bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự đòi hỏi phải được bổ sung và hoàn thiện. Do đó, việc sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự là việc làm cần thiết góp phần vào quá trình cải cách tư pháp trong điều kiện hiện nay.

Thực tiễn giải quyết VVDS tại TAND tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua cho thấy việc giải quyết của TAND tỉnh Lạng Sơn vẫn còn những vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, trong đó có những vi phạm như: TA xác định sai thành phần, tư cách tố tụng của đương sự; vi phạm quyền, nghĩa vụ của đương sự..., đồng thời đương sự thực hiện không đúng, không đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình. Nguyên nhân của những vi phạm liên quan đến thực hiện các quy định của pháp luật TTDS về đương sự, một mặt do các quy định của pháp luật chưa đầy đủ, thiếu chi tiết cũng như chưa phù hợp. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận Thẩm phán, cán bộ TA. Sự thiếu hiểu biết của đương sự về pháp luật hoặc thiếu ý thức trong việc tuân thủ pháp luật cũng được coi là nguyên nhân của những vi phạm liên quan đến thực hiện các quy định của pháp luật TTDS về đương sự.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật TTDS về đương sự là cơ sở pháp lý để đương sự có thể tham gia tố tụng và thực hiện tốt nhất các quyền và nghĩa vụ TTDS, đồng thời là cơ sở cho việc TA thực hiện xác định thành phần và tư cách đương sự, bảo đảm đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ. Ngoài ra, bên cạnh việc hoàn thiện quy định pháp luật về đương sự trong TTDS thì việc hoàn thiện các quy định pháp luật TTDS nhằm bảo đảm cho đương sự thực hiện được các quyền và nghĩa vụ TTDS là giải pháp vô cùng cần thiết. Các giải pháp này phải được thực hiện một cách đồng bộ mới đem lại hiệu quả cao trong việc giải quyết các VVDS./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo số 12/BC-TAND, ngày 30/9/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc tổng kết công tác năm 2010;

2. Báo cáo số 15/BC-TAND, ngày 30/9/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc tổng kết công tác năm 2011;

3. Báo cáo số 14/BC-TAND, ngày 30/9/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc tổng kết công tác năm 2012;

4. Báo cáo số 16/BC-TAND, ngày 30/9/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc tổng kết công tác năm 2013;

5. Báo cáo số 12/ -TAND, ngày 30/9/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc tổng kết công tác năm 2014;

6. Báo cáo số: 43/BC-TANDTC, ngày 26/2/2015 của Tòa án nhân dân tối cao về việc tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự;

7. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về

Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;

8. Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp (1998), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội;

9. Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa liên bang Nga (2005), NXB tư pháp, Hà Nội;

10. Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2002), bản dịch tiếng Việt, Hà Nội;

11. Đào Duy Anh (1999), Từ điển Hán – Việt, Hà Nội;

12. Đặc san chuyên đề về Bộ luật tố tụng dân sự (2004), Tạp chí Tòa án nhân dân, Hà Nội; 13. Đặc san chuyên đề về Bộ luật tố tụng dân sự (2004), Tạp chí Luật học, Hà Nội;

14. Hội đồng nhà nước (1989), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Hà Nội;

15. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 02/2012/NĐ-HĐTP

ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Quốc Hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS;

16. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 03/2012/NĐ-HĐTP

chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS;

17. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 04/2012/NĐ-HĐTP

ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS;

18. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 05/2012/NĐ-HĐTP

ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS;

19. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 06/2012/NĐ-HĐTP

ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 98 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)