Nội trong thời gian qua
2.1.1.1. Về lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật
Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật, bảo đảm pháp chế có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, thực chất là xây dựng và đổi mới từng bước, nhằm hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, dân chủ thực sự bao giờ cũng gắn với pháp luật, nhà nước quản lý bằng pháp luật đặt mình dưới pháp luật - nhà nước pháp quyền. Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu xây dựng một Nhà nước Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, cơng cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Để xây dựng được một Nhà nước như trên, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải tuyên truyền phổ biến pháp luật; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hoạt động phổ biến pháp luật trong nhà nước pháp quyền có vai trị quan trọng và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong giáo dục công dân.
Xuất phát từ yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, từ nhận thức về vai trò của hoạt động phổ biến pháp luật trong quản lý nhà nước và
quản lý xã hội, từ đầu những năm 1980, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề phổ biến pháp luật. theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị 315/CT-HĐBT ngày 07/12/1982, với nội dung xác định rõ: Các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước và các đoàn thể phải thường xuyên phổ biến, giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc phổ biến pháp luật vào các trường học, cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trong pháp luật. Đến đầu những năm 1990, hoạt động phổ biến pháp luật đã trở thành bức thiết trong đời sống xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đã chỉ rõ: "Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, thường xuyên phổ biến pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật" [10, tr. 91-92]. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Chỉ thị số 274/CT-HĐBT ngày 25/7/1992 "về việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phổ biến pháp luật và một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật". Có thể nói, từ Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VII, hoạt động phổ biến pháp luật được Đảng và Nhà nước chú trọng và đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể. Từ đó đến nay, nhiều văn bản quan trọng trong công tác phổ biến pháp luật đã được ban hành; đặc biệt là Quyết định 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến phổ biến pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến phổ biến pháp luật" và Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc tăng cường cơng tác phổ biến phổ biến pháp luật trong giai đoạn hiện nay".
Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư, Năm 2003, Chính phủ đề ra chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ). Ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình Phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 - 2012.
Quán triệt Nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của Chính phủ về cơng tác phổ biến pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản về giáo dục, phổ biến pháp luật: Quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 về Chương trình Phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2007. Quyết định số 1493/QĐ-UBND ngày 21/10/2008 của UBND thành phố về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2012.
Để lãnh đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt hoạt động phổ biến pháp luật, thành phố Hà Nội đã xác định rõ ba mục tiêu sau:
- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tư pháp với các ngành, đoàn thể, tổ chức triển khai việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong cán bộ và nhân dân các văn bản pháp luật thiết thực với đời sống xã hội.
- Tổ chức biên soạn, in ấn phát hành đề cương tuyên truyền các văn bản luật đến các ngành, các địa phương làm tài liệu để những đơn vị này nhân ra diện rộng.
- Tổ chức khảo sát nắm tình hình về cơng tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nhu cầu hiểu biết, khả năng nhận thức về pháp luật trong cán bộ và nhân dân để trên cơ sở đó xác định phương pháp và hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật phù hợp với từng đối tượng.
Từ mục tiêu nêu trên, hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được triển khai mạnh mẽ và đạt được một số kết quả sau đây:
+ Thành phố đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm quán triệt các Chương trình cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật của Trung ương và Hà Nội về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân;
+ Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố, chỉ đạo Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố bám sát Chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật của Trung ương, nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố để kịp thời triển khai cơng tác có trọng tâm, trọng điểm;
+ Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật của đơn vị mình với hình thức và nội dung phù hợp với từng đối tượng có chiều sâu và hiệu quả.
+ Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo công tác Phổ biến giáo dục pháp luật theo chuyên đề phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII với các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phục vụ bầu cử; in và phát hàng vạn cuốn sách, tờ gấp hỏi - đáp pháp luật về bầu cử tới cán bộ, công chức và từng hộ dân trên địa bàn thành phố, góp phần quan trọng vào thành cơng của cuộc bầu cử (Hà Nội đạt tỷ lệ cử tri đi bầu 99,8%).
+ Thực hiện kế hoạch số 568/TP-PBGDPL ngày 6/4/2004 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành kế hoạch số 70/KH-UB ngày 28/10/2004 về tổ chức cuộc thi Hòa giải viên giỏi thành phố Hà Nội năm 2000 - 2005 nhằm giúp các hòa giải viên trên địa bàn thành phố học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ hịa giải, tạo phong trào giúp cho các hòa giải viên thực hiện tốt cơng tác của mình tại cơ sở;
+ Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 12/1/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi "Hòa giải viên giỏi" năm 2009;
+ Ủy ban nhân dân thành phố ban hành chỉ thị và kế hoạch tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống của cán bộ, công chức và nhân dân như: Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Cư trú, Luật Quản lý thuế…
2.1.1.2. Trong kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác tuyên truyền pháp luật
Quán triệt nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của Chính phủ về cơng tác phổ biến pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 về Chương trình Phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2007.
Ngay từ năm 1998, thành phố Hà Nội đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật gồm 8 ban: Ban phối hợp hoạt động trong các cơ quan nhà nước; ban phối hợp hoạt động trong các cơ quan Đảng; Ban phối hợp hoạt động trong các đoàn thể và nhân dân; Ban phối hợp hoạt động trong các doanh nghiệp; Ban phối hợp hoạt động trong các trường học; Bna phối hợp hoạt động trong lực lượng vũ trang; Ban phối hợp hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng và ban thư ký Hội đồng.
Hiện nay, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến pháp luật của thành phố có 18 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố là Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên trong Hội đồng bao gồm lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan đến công tác phổ biến pháp luật như: Khối Nội chính, Ban Tun giáo, Sở Văn hóa thơng tin, Sở Giáo dục và Đào tạo, Báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội. Sở Tư pháp là cơ quan thường trực, các thành viên Hội đồng đồng thời là lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể nên việc triển khai cơng tác tại các cơ quan, đơn vị có nhiều thuận lợi. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến pháp luật của thành phố duy trì họp định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm để đánh giá kết quả, bàn phương hướng, biện pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật và đề xuất khen thưởng cá nhân có thành tích trong cơng tác.
Ngồi các thành viên trong Hội đồng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã thành lập một đội ngũ báo cáo viên pháp luật gồm các luật gia đang công tác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội.
Tất cả các quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn của Hà Nội đều thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến pháp luật do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân kiếm nhiệm chức danh Chủ tịch, cơ quan Tư pháp làm thường trực Hội đồng.
2.1.1.3. Trong công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên truyền pháp luật từ thành phố đến cơ sở
Để thực hiện Quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 về Chương trình Phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2007. Công tác phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội phải phấn đấu đạt các mục tiêu và yêu cầu sau:
- Về mục tiêu:
+ Nhằm từng bước nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự, kỷ cương xã hội, ngăn ngừa có hiệu quả những hành vi vi phạm pháp luật;
+ Phổ cập kiến thức cơ bản về pháp luật cho các đối tượng thực thi pháp luật, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan đến từng lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa chương trình giảng dạy pháp luật vào các trường học, cấp học đi vào nề nếp và đạt hiệu quả.
+ Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ trong hoạt động phổ biến pháp luật, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, đồng thời huy động sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội để đưa cơng tác phổ biến pháp luật đi vào nề nếp.
+ Từng bước xã hội hóa cơng tác phổ biến pháp luật, phát huy tính chủ động sáng tạo của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư, của từng gia đình và mỗi cơng dân trong công tác phổ biến pháp luật và thực thi pháp luật trong đời sống thực tế.
- Về yêu cầu:
+ Hoạt động phổ biến pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trên cả diện rộng lẫn chiều sâu, phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, tiến hành đều khắp trên các địa bàn, thành thị, nông thôn, miền núi.
+ Tập trung tuyên truyền những vấn đề mang tính cấp bách, thời sự trước mắt, theo từng chuyên đề, phù hợp với từng đối tượng để phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội trong từng thời kỳ của từng ngành, địa phương, cơ sở.
+ Nội dung, hình thức, biện pháp phổ biến pháp luật phải sát với yêu cầu thực tế xã hội của các tầng lớp dân cư, bảo đảm được hiệu quả trong từng thời gian nhất định.
+ Gắn việc phổ biến pháp luật với việc tổ chức thực thi pháp luật trong đời sống thực tế. Gắn phổ biến pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
+ Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện phổ biến pháp luật, cần tiến hành có trọng tâm, trọng điểm và từ điểm nhân ra diện.
Tính đến cuối năm 2008, thành phố Hà Nội có 728 báo cáo viên pháp luật cấp thành phố và quận, huyện; 1.547 tuyên truyền viên pháp luật; 13.967 hòa giải viên.
Từ năm 2003 đến nay, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến pháp luật của thành phố và cấp quận, huyện, thị đã tổ chức trên 400 lớp tập huấn nghiệp
vụ, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật mới của Trung ương mới ban hành đến các báo các viên để giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân Thủ đô. Việc xây dựng và củng cố đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở được các quận, huyện, thị, xã, phường quan tâm. Đến đầu năm 2008 thành phố có 1.574 tuyên truyền viên pháp luật. Đây là đội ngũ gồm những cán bộ ở cơ sở, nhiệt tình cơng tác, am hiểu pháp luật, có khả năng tiếp cận với mọi đối tượng, thơng qua nhiều kênh, nhiều hình thức, góp phần tích cực trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống.
2.1.2. Những kết quả của công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức hành chính ở thành phố Hà Nội