và yêu cầu giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức hành chính
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế của cả nước, Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc với những thành tựu đáng ghi nhận. Quá trình mở rộng địa giới hành chính đã tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình phát triển. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 năm 2010 của thành phố Hà Nội đã cho thấy tình hình kinh tế - xã hội của thành phố năm 2010 được phát triển toàn diện và đạt được những kết quả khá.
Dự kiến cả năm 2010, tổng sản phẩm nội đi ̣a (GDP) tăng 11% so với năm 2009, trong đó ngành công nghiê ̣p tăng 11,6%, các ngành dịch vụ tăng 11,1%, Ngành nông , lâm, thuỷ sả n tăng 7,2%.
Giá tri ̣ sản xuất công nghiê ̣p trên đi ̣a bà n năm 2010 dự kiến tăng 14,4% so năm 2009. Trong đó , giá trị sản xuất cơng nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 8,9%, giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước đi ̣a phương tăng 10,8%, giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi nhà nước tăng 14,9%, giá trị sản xuất cơng nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,8%. Năm 2010, Vốn đầu tư phát triển do địa
phương quản lý dự kiến đạt 21.075 tỷ đồng, bằng 87,7% so với cùng kỳ. Về huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hà Nội thu hút được 278 dự án với vốn đầu tư đăng ký khoảng 290 triệu USD. Dự kiến cả năm 2010, tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 30,5% so với năm 2009, trong đó tổng mức bán lẻ tăng
31,2%. Chỉ số giá tiêu dùng 12 tháng năm 2010 tăng 9,56% so với 12 tháng năm ngoái , chỉ số giá vàng tăng 37,02%, chỉ số giá Đôla Mỹ tăng 7,44%. Tốc độ tăng giá bình quân 1 tháng trong năm 2010 là 0,95%. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội năm 2010 tăng 26,3% so với năm ngoái, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 30,8%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội dự kiến tăng
12%, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 3,8%. Năm 2010, khách quốc tế đến Hà Nội là 1.227,5 ngàn lượt khách, tăng 20,5% so cùng kỳ; khách nội địa là 7.392,4 ngàn lượt khách, tăng 10%; doanh thu khách sạn lữ hành tăng 26,9%.So với năm 2009, năm nay khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 30,3%; khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 26%; doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 28,9%; khối lượng hành khách vận chuyển tăng 36%; khối lượng hành khách luân chuyển tăng 25,3%; doanh thu vận chuyển hành khách tăng 21,2% [36]
Có thể nói sự phát triển mạnh mẽ này là tiền đề để xây dựng thủ đô phát triển hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, để duy trì sự phát triển này vấn đề nâng cao năng lực quản lý, nâng cao năng lực của chính quyền tiếp tục là vấn đề quan trọng. Điều này càng cần phải quan tâm khi mà chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội chỉ ở nhóm trung bình theo xếp hạng của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam 33/63 tỉnh thành. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực của cán bộ, cơng chức chính quyền các cấp của thủ đô cần được nâng cao tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Với vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng của mình, yêu cầu đối với cán bộ, cơng chức chính quyền thành phố Hà Nội cũng cao hơn so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Cán bộ, cơng chức hành chính các cấp chính quyền Hà Nội một khối lượng công việc lớn của công dân, tổ chức. Trên địa bàn thành phố không chỉ là công dân, tổ chức trong nước cịn có nhiều bạn bè quốc tế, các nhà đầu tư. Q trình giải quyết cơng việc của người dân là quá trình áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật, liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức, công dân. Thiếu kiến thức về pháp luật sẽ dẫn đến giải quyết công việc của tổ chức, công dân không đúng quy định pháp luật, dẫn đến ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền khơng chỉ trong mắt người dân mà cả bạn bè quốc tế.
Trong điều kiện thực tiễn của Hà Nội đặc biệt ở các quận nội thành, dân cư có trình độ cao chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều này đòi hỏi, cán bộ, công chức hành chính nhà nước càng cần phải có năng lực, kiến thức về pháp luật, để giải quyết có tình có lý các cơng việc của người dân, thuyết phục được người dân trong các quyết định giải quyết công việc, giúp người dân tin tưởng vào năng lực của chính quyền.
Năng lực, kiến thức pháp luật của cán bộ, công chức bảo đảm sẽ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Các quyết định giải quyết đúng pháp
luật, kịp thời sẽ đem đến những cơ hội phát triển của thủ đô, tạo ra môi trường kinh doanh tốt.