Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về tăng cƣờng giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức hành chính pháp luật cho cán bộ, cơng chức hành chính
Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX vừa qua, đã vạch ra phương hướng xây dựng đất nước cho những năm đầu thế kỷ XXI. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đại hội Đảng đề cập là: "Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ tăng cường pháp chế" [16, tr. 48]. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, trước hết phải xây dựng Nhà nước ta thành một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là cơng cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội phải:
Giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế. Hoàn thiện những quy định về bầu cử, về tiêu chuẩn, cơ cấu các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trên cơ sở phát huy dân chủ. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực. Hồn thiện chế độ cơng vụ, quy chế cán bộ, công chức. Coi trọng cả năng lực và đạo đức. Đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh tiêu chuẩn. Tăng cường cán bộ cho cơ sở [16, tr. 49].
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2-6-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rõ:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên tòa xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân [17].
Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9-12-2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân nhấn mạnh: "Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thơng qua đó mà kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật" [19, tr. 19]. Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 7-1-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay đã đề ra 11 biện pháp cụ thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị nêu rõ quan điểm về đào tạo nguồn nhân lực cán bộ, công chức làm công tác pháp luật như sau:
Bảo đảm về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức làm công tác pháp luật. Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với việc đào tạo cán bộ luật, xây dựng Trường Đại học luật Hà Nội và Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật. Bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ pháp chế của các bộ, ngành. Đổi mới công tác đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng
yêu cầu sử dụng, luân chuyển các chức danh tư pháp. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa trang thiết bị trong các cơ sở đào tạo pháp luật, đào tạo các chức danh tư pháp [22].
Quán triệt đường lối, chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX về xây dựng "Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực, có kiến thức về nhà nước pháp luật để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo tinh thần mới mà Đại hội Đảng đề ra.
Qua các văn kiện nói trên của các Đại hội Đảng vừa qua cho thấy: Đảng ta đang lãnh đạo xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật. Xây dựng một đội ngũ cán bộ, cơng chức, nắm vững pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn giỏi.