công chức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
Cán bộ, cơng chức là đối tượng có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các nhật báo, tuần báo, các tạp chí chuyên ngành về Nhà nước - pháp luật. Hiện nay, có khá nhiều các tạp chí chuyên sâu về Nhà nước - pháp luật như: Tạp chí Nhà nước - pháp luật của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật; tạp chí Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội; tạp chí Quản lý Nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia, tạp chí Nghiên cứu lập pháp của Văn phịng Quốc hội, tạp chí Tịa án nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao, tạp chí Dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp... Các tạp chí nói trên là nguồn kiến thức pháp luật rất phong phú. Nhiều chuyên mục được các nhà luật học phân tích, bình luận thường xun, dưới nhiều góc độ thuộc nhiều ngành luật, giúp định hướng cho quá trình áp dụng pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị cần có các tạp chí nói trên để liên tục bổ sung kiến thức pháp luật trong các tủ sách pháp luật của cơ quan, đơn vị mình. Cũng cần phải phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu để cán bộ, cơng chức tìm đọc những bài, những chuyên mục, những nội dung cần thiết trong báo chí để nâng cao kiến thức pháp luật.
Kênh phát thanh, truyền hình cũng là loại hình mà cán bộ, cơng chức rất quan tâm. Trên 60% cán bộ, công chức tham gia khảo sát cho rằng Đài phát thanh và truyền hình là phương tiện để họ tìm hiểu, nâng cao kiến thức pháp luật (qua các chuyên mục "Pháp luật và đời sống", "Luật sư của bạn"...).
Bằng các phương tiện đại chúng, cán bộ, công chức được cung cấp những thông tin mới nhất về hoạt động xây dựng, ban hành và chấp hành pháp luật của cả nước và địa phương (qua các báo hàng ngày và phát thanh - truyền hình). Phương tiện thơng tin đại chúng cịn giúp cho cán bộ, công chức hiểu sâu, rộng những vấn đề về pháp luật, về đạo luật cụ thể dưới nhiều góc độ (qua các tạp chí chuyên ngành về pháp luật).
Mặt khác, thơng tin đại chúng góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức "sống và làm việc theo pháp luật" cho cán bộ, công chức qua các thông tin về pháp luật đã và đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống được các phương tiện thông tin đại chúng phản ảnh.
Để đạt được những mục đích nói trên của việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức qua các phương tiện thông tin đại chúng, cần thực hiện tốt những nội dung sau đây:
- Về mặt nhận thức, cần xác định rằng: Thông tin đại chúng không đơn thuần là hàng hóa mà là sản phẩm có giá trị cao về mặt chính trị và tư tưởng. Do đó, phải coi phương tiện thông tin đại chúng là kênh thông tin đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước để giáo dục pháp luật, đạo đức, chính trị, tư tưởng cho cán bộ, cơng chức. Từ đó có sự đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực này;
- Thông tin đại chúng cần đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật thơng qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật; giải đáp khiếu nại, tố cáo; giải đáp ý kiến khán thính giả; giới thiệu văn bản pháp luật; tư vấn pháp luật… Các phương tiện thơng tin đại chúng có thể xây dựng các chuyên đề, chuyên mục cụ thể với những nội dung trọng tâm để tạo hiệu quả thông tin truyền thông;
- Phương tiện thông tin đại chúng tham gia giáo dục pháp luật đồng thời cũng phải là những cơ quan gương mẫu chấp hành pháp luật. Các phóng viên, các cộng tác viên trước hết phải là những người được giáo dục pháp luật tốt nhất hay nói cách khác phải là những người có kiến thức pháp luật sâu, rộng, nhất là các phóng viên viết về chuyên mục pháp luật. Đối với các báo và tạp chí chun ngành thì u cầu đó lại càng cao hơn đối với tất cả các phóng viên, biên tập viên khác... Có như vậy, tác dụng giáo dục pháp luật của các phương tiện thông tin đại chúng đối với cán bộ, công chức và nhân dân mới đạt hiệu quả cao;
- Thông tin đại chúng phải luôn sáng tạo, bám sát yêu cầu của đời sống pháp luật, tạo sự hấp dẫn để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho cơng chúng nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ, cơng chức. Sự hấp dẫn của chuyên mục được quy định bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản là: Sự khái quát cao; nhẹ nhàng nhưng sâu sắc; phản ảnh được tính phong phú của đời sống pháp luật; ghi lại dấu ấn sâu sắc cho cơng chúng...
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin đại chúng với cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật ở thành phố. Sự phối hợp này là rất cần thiết. Có thể khái qt ở một số hình thức cơ bản sau đây:
+ Các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương cần cung cấp kịp thời các thông tin về tổ chức thực hiện pháp luật ở các cấp, các ngành và các địa phương trong thành phố, nhất là các thông tin về thực thi pháp luật ở các hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị, hội thảo... để các cơ quan thông tin đại chúng phản ảnh kịp thời với công chúng.
+ Thường xuyên rút kinh nghiệm về giáo dục pháp luật giữa các cơ quan chức năng, các hội đồng giáo dục pháp luật ở địa phương với các cơ quan thông tin đại chúng để có định hướng phù hợp cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phù hợp cho từng thời gian, thời điểm... Phối hợp tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong ngành, trong tồn cán bộ, cơng chức hay trong phạm vi lãnh thổ (cán bộ, công chức và nhân dân trong thành phố).
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên chuyên mục Nhà nước - pháp luật của các cơ quan thông tin đại chúng trong thành phố (các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình ở thành phố và đài truyền thanh các quận, huyện, thị xã).
- Để đội ngũ cán bộ, công chức vừa được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, vừa được cập nhật những văn bản pháp luật mới ban hành, các cơ quan chức năng, các cơ quan và tổ chức liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng giáo dục pháp luật các cấp.
+ Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Khoa Nhà nước - pháp luật là nơi đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, cơng chức, có quan hệ chặt chẽ với Tiểu ban một của Hội đồng giáo dục pháp luật thành phố (Tiểu ban giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức). Mối quan hệ này không chỉ giúp cho Trường thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật cho cán bộ, cơng chức, mà cịn hỗ trợ cho Tiểu ban một tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của Tiểu ban như: Tham gia tổ chức thi tuyển công chức, cử giảng viên của Trường làm báo cáo viên pháp luật cho các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo về pháp luật... vì vậy, cần tăng cường mối quan hệ này.
+ Hội Luật gia thành phố Hà Nội với đội ngũ luật gia đông đảo đã trở thành lực lượng báo cáo viên chủ yếu của Hội đồng giáo dục pháp luật của thành phố, các quận, huyện. Sự quan hệ chặt chẽ giữa Hội đồng giáo dục pháp luật hai cấp: thành phố và quận, huyện với Hội Luật gia là rất cần thiết. Mối quan hệ này sẽ là nguồn động viên, cổ vũ to lớn của các Hội viên Hội Luật gia trong việc tham gia làm báo cáo viên pháp luật trong các Hội đồng giáo dục pháp luật các cấp.
Hiện nay, theo số liệu của Hội Luật gia thành phố Hà Nội thì cả thành phố có 1450 hội viên, đây sẽ là một lực lượng quan trọng trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, bởi lẽ, hiện nay hầu hết các luật gia là cán bộ đương chức trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức
chính trị - xã hội(chỉ một số ít là cán bộ hưu trí). Điều kiện tiếp xúc giữa các hội viên với cán bộ, công chức trong công tác và đời sống là thường xuyên, và quá trình giáo dục pháp luật cũng diễn ra ở chính trong q trình tiếp xúc đó.
+ Đồn Luật sư thành phố Hà Nội hiện có 525 thành viên, đây là một tổ chức có đội ngũ chuyên gia pháp luật có nhiều ưu thế, vững về lý luận, giàu về thực tiễn pháp luật. sự phối hợp tốt giữa Hội đồng giáo dục pháp luật với Đoàn Luật sư thành phố sẽ góp phần xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của thành phố mạnh hơn, phục vụ tốt cho công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức nói riêng trên địa bàn thành phố. Ngồi ra các hoạt động bào chữa trước tịa, tư vấn pháp lý của các luật sư cũng đã góp phần giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân địa phương.
+ Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thành phố và 29 quận huyện là những cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở địa phương. Sự phối hợp giữa Hội đồng giáo dục pháp luật các cấp với các cơ quan tư pháp có vai trị quan trọng trong cơng tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân địa phương. Xã hội có được ổn định hay khơng, kỷ cương có được giữ vững hay không... một phần quan trọng phụ thuộc vào hoạt động của các cơ quan tư pháp. Việc khởi tố, điều tra, xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật khơng chỉ nhằm mục đích trừng trị đúng người phạm tội mà quan trọng hơn là để giáo dục, cải tạo họ thành người lương thiện. Đó cũng là quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về công tác xét xử: "Kết hợp biện pháp giáo dục phòng ngừa là cơ bản với trấn áp, trừng trị các loại tội phạm". Q trình giáo dục pháp luật tại phiên tịa là q trình tác động có tổ chức, có chủ định, có định hướng trước lên ý thức và hành vi không những của người phạm pháp mà cịn đối với đơng đảo những người tham dự và quan tâm đến phiên tịa nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, các giá trị đạo đức, thói quen và hành vi hợp pháp của cơng dân. Hiện nay cuộc đấu tranh chống tội phạm trong cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng, đặc biệt là đấu tranh
chống tham nhũng, chống buôn lậu đang diễn ra mạnh mẽ. Những phiên tòa xét xử loại tội phạm "tham nhũng", "buôn lậu", "cố ý làm trái", "thiếu tinh thần trách nhiệm"... của một số cán bộ, cơng chức thối hóa, biến chất có tác dụng tích cực đối với công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức. Sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan, các tổ chức trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức sẽ giúp cho cán bộ, cơng chức có nhiều cơ hội tiếp cận với pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố.