Xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về mặt hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 61 - 64)

hình thức

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu sẽ bao gồm các nội dung sau: các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải hồn trả bằng tiền; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường [9, Khoản 2, Điều 137].

Các nhà làm luật đã đưa ra hướng giải quyết khi một giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và giao dịch dân sự vô hiệu về mặt hình thức nói riêng nhưng lại khơng có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý và thực tiễn xét xử hiện nay đang có sự tranh luận về việc xác định vấn đề “khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận”. Đây tưởng trừng như là một vấn đề đơn giản nhưng lại làm đau đầu các nhà thực thi pháp luật. Nguyên nhân xuất phát từ bản chất của đối tượng của giao dịch dân sự thường là tài sản.

Đối với vấn đề hồn trả tài sản đơi khi giải quyết khá phức tạp do sự biến đổi của tài sản khi chịu sự tác động từ các yếu tố tự nhiên và xã hội. Theo pháp luật quy định thì khi hồn trả tài sản về mặt nguyên tắc phải hoàn trả nguyên vẹn tài sản nhận được tại thời điểm giao kết giao dịch dân sự. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tài sản khơng cịn giá trị nguyên vẹn như lúc đầu, nó có thể biến đổi theo các khía cạnh: hao mòn hoặc xấu đi; bị giảm giá hoặc tăng giá; khi quản lý tài sản các chủ thể có thể khai thác lợi ích từ tài sản và đầu tư tiền bạc, công sức làm tăng giá trị của tài sản. Chính vì có nhiều trường hợp có thể xảy ra như trên nên pháp luật không quy định cụ thể

việc hoàn trả tài sản mà trao quyền cho thẩm phán lựa chọn từng giải pháp thích hợp phù hợp với vụ án. Điều này gây ra tình trạng giải quyết khơng đồng bộ, thống nhất trong cách giải quyết và xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu.

Về vấn đề xác định thiệt hại xảy ra khi không do lỗi của các bên tham gia giao dịch. Tài sản - đối tượng của giao dịch dân sự có thể bị hao mịn, hư hỏng do yếu tố khách quan như: tự nhiên và quy luật trượt giá. Do vậy, việc xác định đây có phải là thiệt hại cần được bồi thường không là một vấn đề đang được nghiên cứu. Một số nhà khoa học pháp lý cho rằng đây không phải là thiệt hại mà là quy luật khách quan của nền kinh tế và cho dù các bên khơng xác lập giao dịch thì tài sản cũng có sự hao mịn tự nhiên. Nhưng một số nhà khoa học khác lại cho rằng việc trượt giá hoặc hao mòn của tài sản gây thiệt hại cho bất cứ bên nào đều có thể căn cứ theo lỗi để buộc bên gây thiệt hại bồi thường.

Tóm lại, vấn đề hình thức giao dịch dân sự được pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể về các loại hình thức. Bộ luật dân sự năm 2005 đã bổ sung hình thức thơng điệp dữ liệu để mở rộng hơn các loại hình thức của giao dịch dân sự so với Bộ luật dân sự năm 1995. Việc quy định này rất phù hợp với thực tiễn nền kinh tế đang phát triển về mặt công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tại Bộ luật dân sự 2005 cũng cịn có những thiếu sót khi quy định về cách thức xử lý giao dịch dân sự vơ hiệu khi khơng tn thủ về mặt hình thức đặc biệt là cách xử lý đối với một số loại giao dịch đặc biệt bị vi phạm về mặt hình thức (như hợp đồng mua bán nhà ở)…Điều này đáng lẽ phải được giải quyết và hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, tại hai văn bản hướng dẫn quan trọng như Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/04/2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình và Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 hướng dẫn áp dụng trong việc giải quyết của vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình lại khơng có quy định về vấn đề

hình thức của giao dịch dân sự, loại trừ trường hợp quy định về cách thức giải quyết đối với hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu nhưng khi áp dụng trong thực tiễn thì nảy sinh nhiều mâu thuẫn bất cập. Hơn nữa, đây là hai nghị quyết được ban hành hướng dẫn cho BLDS 1995 nhưng khi BLDS 2005 ra đời chưa có văn bản hướng dẫn thay thế nên vẫn được sử dụng. Thiết nghĩ tại mỗi một thời kỳ Bộ luật mới ban hành nên có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho chính Bộ luật đó chứ khơng phải là việc sử dụng lại văn bản hướng dẫn cho Bộ luật cũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)