Hình thức của di chúc không tuân theo quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 81 - 83)

Pháp luật đã quy định khá rõ ràng về hình thức của di chúc như: lập bằng văn bản; văn bản khơng có người làm chứng; văn bản có chứng thực

hoặc công chứng; di chúc miệng. Mỗi một loại hình thức của di chúc để được coi là hợp pháp thì cần phải đáp ứng những điều kiện luật định. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết thì có nhiều trường hợp hình thức di chúc không tuân theo quy định của pháp luật nhưng vẫn được công nhận. Vấn đề này đã gây ra khá nhiều tranh luận và thể hiện sự mâu thuẫn giữa quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử. Chúng ta có thể xem xét thơng qua ví dụ dưới đây:

Vụ án “Tranh chấp thừa kế” giữa nguyên đơn là: bà Lê Thị Nhân, bà Lê Thị Phương Đắc, bà Lê Thanh Phúc và bị đơn là ông Lê Văn Chiến.

Nội dung vụ án: Bà Nhân, bà Đắc và bà Phúc là con để của ông Lê Văn Tố (đã mất năm 2005) và bà Nguyễn Thị Ngôn (đã mất năm 2009), hai ông bà sinh được tám người con, gồm: Lê Văn Chiến, Lê Thị Nhân, Lê Tiến Đức, Lê Thị Phương Đắc, Lê Thanh Phúc, Lê Văn Vinh, Lê Văn Hậu, Lê Minh Phương. Khi cịn sống ơng Tố và bà Ngôn đã chia cho ba con trai và cô con gái út mỗi người một phần đất riêng để ở và họ đã xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn ba chị em được bố mẹ viết di chúc để lại cho nhà và đất của bố mẹ đang ở. Di chúc được viết vào ngày 05/11/1995. Trong di chúc bố mẹ các bà ghi rõ ý nguyện: Sau khi chết thì số đất ở của bố mẹ sẽ cho ba chị em Nhân, Đắc, Phúc được tồn quyền sử dụng”. Nhà và đất của ơng Tố và bà Ngôn gồm: nhà gạch tầng 1 diện tích 30m2; trên diện tích đất 71 m2 tại thửa đất số 25 tờ bản đồ F48a – 104 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà theo quyết định số 4489/QĐ-UB ngày 31/8/2000. Các nguyên đơn đã nhiều lần yêu cầu ông Chiến trả cho họ quyền sử dụng nhà đất nhưng ông Chiến khơng trả. Các bà u cầu Tịa án xem xét vụ việc và ra phán quyết cho các đồng nguyên đơn được hưởng phần di sản thừa kế của bố mẹ theo di chúc.

Bị đơn trình bày: Ơng Tố khi còn sống dặn lại sau này khi bố mẹ mất hết tang thì cho xây nhà thờ để thờ bố mẹ và các cụ. Bà Ngôn cũng dặn lại nhà của bố mẹ làm nhà thờ không bán, khơng sử dụng riêng.

Tịa án cấp sơ thẩm quyết định [63, tr.4]: Xác định cụ Lê Văn Tố chết ngày 29/12/2005 và cụ Nguyễn Thị Ngôn chết ngày 29/01/2009 là vợ chồng khi chết đi để lại bản di chúc lập ngày 05/11/1995 được công nhận là di chúc hợp pháp.

Tòa án cấp phúc thẩm quyết định [55, tr.4]: Xác định bản di chúc do cụ Lê Văn Tố và cụ Nguyễn Thị Ngôn lập ngày 05/11/1995 là hợp pháp.

Nhận xét vụ án: Chúng tôi khơng đồng tình với quyết định của Tịa án

cấp sơ thẩm và phúc thẩm, vì lý do sau đây: khi còn sống, vào ngày 05/01/1995 cụ Lê Văn Tố và cụ Nguyễn Thị Ngôn có lập “Giấy xác nhận quyền sử dụng đất” để lại tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại địa chị tổ 1 cum Giáp Nhất, Nhân Chính, Thanh Xuân cho bà Lê Thị Nhân, bà Lê Thanh Phúc, bà Lê Thị Phương Đắc. Tuy nhiên, giấy xác nhận quyền sử dụng đất có thiếu sót về mặt hình thức như tiêu đề khơng ghi là di chúc, về nội dung chỉ nêu diện tích đất ở và khơng xác định rõ di sản và địa chỉ nơi có di sản. Xét rằng nếu coi đây là di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng thì phải tuân theo các nội dung sau đây mới được coi là hợp pháp: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản. Vì vậy, theo chúng tơi xét cả về mặt nội dung và hình thức thì Giấy xác nhận quyền sử dụng đất này không hợp pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)