định thì pháp luật cũng quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dựa trên ý chí hồn tất ở một mức độ nhất định, thể hiện qua các hình thức cơng bố ý chí bằng những biểu hiện cụ thể của hình thức hợp đồng. Ví dụ: với hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản khơng phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản [9, khoản 2 Điều 467]. Như vậy, trong trường hợp này nếu hợp đồng chưa hồn chỉnh về mặt hình thức thì sẽ coi là chưa được giao kết và chưa có hiệu lực pháp luật.
Về vấn đề xác định hiệu lực của hành vi pháp lý đơn phương có sự khác biệt so với hợp đồng. Nếu việc xác định hợp đồng thường dựa vào việc hoàn tất về mặt thủ tục đối với hình thức được pháp luật quy định thì hiệu lực của hành vi pháp lý đơn phương thường kèm các điều kiện cụ thể, khi khơng phát sinh đầy đủ các điều kiện đó thì khơng phát sinh giao dịch dân sự. Tức là hành vi pháp lý đơn phương trong trường hợp này không phải là giao dịch dân sự. Ví dụ: di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế [9, Điều 667]. Thời điểm mở thừa kế ở đây là thời điểm người có tài sản chết. Như vậy, chỉ khi người có tài sản chết thì di chúc mới có hiệu lực pháp luật.
Tóm lại, chỉ trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc về mặt hình thức đối với giao dịch dân sự thì hình thức mới được coi là cơ sở để xác định thời điểm có hiệu lực của giao dịch dân sự.
2.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức hình thức
Khái niệm giao dịch dân sự vơ hiệu được nhiều nước trên thế giới thừa nhận theo nguyên lý là việc không phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn. Vơ hiệu theo nghĩa thơng thường là khơng có hiệu lực, khơng có hiệu quả. Do đó, một thuật ngữ được nhiều nhà khoa học thừa nhận là: một giao dịch dân sự vơ hiệu là giao dịch khơng có hiệu lực pháp lý.
Trong hệ thống pháp luật nói chung và Bộ luật dân sự hiện hành của Việt Nam nói riêng khơng có quy định về khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu. Tuy nhiên chúng ta có thể xác định giao dịch vơ hiệu căn cứ vào các quy định tại Điều 122 và Điều 127 của BLDS 2005:
Điều 122: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hồn tồn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Điều 127: Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự khơng có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vơ hiệu.
Như vậy, một giao dịch dân sự bị coi là vơ hiệu khi có một trong các yếu tố nêu tại Điều 122 BLDS. Các nhà làm luật cũng phân giao dịch dân sự thành khá nhiều loại nhưng nổi bật là cách phân loại: giao dịch dân sự vô hiệu từng phần và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng khơng ảnh hưởng đến hiệu lực của phần cịn lại của giao dịch [9, Điều 135]. Giao dịch dân sự vơ hiệu tuyệt đối là tồn bộ nội dung của giao dịch vơ hiệu và khơng có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, nếu xét theo các khái niệm trên đây thì giao dịch
dân sự vơ hiệu về mặt hình thức sẽ rất khó xác định là thuộc loại nào. Vì vậy, chúng ta cần xác định hình thức của giao dịch là điều kiện thực hiện việc xác lập giao dịch khi pháp luật có quy định và khi các bên khơng tn thủ thì giao dịch đó vơ hiệu. Bộ luật dân sự 2005 đã quy định rõ ràng về trường hợp này như sau: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên khơng tn theo thì theo u cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà khơng thực hiện thì giao dịch vơ hiệu” (Điều 134).
Theo quy định trên đây khi có sự vi phạm về mặt hình thức thì giao dịch dân sự khơng đương nhiên vơ hiệu ngay mà Tịa án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho các bên tham gia một khoảng thời gian để thực hiện khắc phục hình thức của giao dịch. Hết thời hạn đó mà các bên khơng thực hiện đúng hình thức được quy định của giao dịch thì giao dịch mới vơ hiệu.
Một vấn đề đặt ra là cần phải xác định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Về nguyên tắc giao dịch bị vơ hiệu về mặt hình thức cũng có hậu quả pháp lý giống với giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các điều kiện có hiệu lực khác được pháp luật quy định. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập” [9, Điều
137]. Như vậy, có thể xác định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự theo các khía cạnh dưới đây: