Hướng giải quyết những bất cập liên quan đến giải quyết tranh chấp về hình thức giao dịch dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 87 - 94)

chấp về hình thức giao dịch dân sự

Thứ nhất, đối với những giao dịch liên quan đến tài sản chung do một người thực hiện mà khi người kia phát hiện và có yêu cầu tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin hủy hợp đồng thì chúng tơi thấy rằng cần phải thống nhất đường lối giải quyết như sau: (i) Nếu một bên vợ hoặc chồng tham gia các hợp đồng dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn mà khơng có sự đồng ý của bên kia, thì bên đó có quyền u cầu Tịa án hủy bỏ hợp đồng dân sự đó, Tịa án phải tun bố hợp đồng dân sự đó là vơ hiệu; (ii) Tuy một bên vợ hoặc chồng khơng có sự tham gia hợp đồng dân sự, làm cho hợp đồng dân sự đó trở nên bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu, song thông qua các hợp đồng đó vẫn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình, thì bên vợ hoặc chồng khơng tham gia hợp đồng dân sự vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu; (iii)Việc thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bên vợ hoặc chồng không tham gia hợp đồng dân sự, không nhất thiết phải được xác định bằng văn bản thỏa thuận, mà chỉ cần xác định bên vợ hoặc chồng khơng tham gia hợp đồng dân sự đó có biết và phải biết việc tham gia hợp đồng dân sự của phía bên kia, thì sẽ buộc họ phải có trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vơ hiệu [1,tr.27]. Tác giả hồn tồn đồng ý với đường lối giải quyết này và cho rằng đây là cách thức giải quyết khá linh hoạt. Về nguyên tắc chúng ta thừa nhận rằng những hợp đồng liên quan đến tài sản chung mà chỉ một bên thực hiện thì sẽ đương nhiên vơ hiệu. Tuy nhiên có những sự đồng ý tham gia hợp đồng không được thể hiện bằng văn bản hoặc việc tham gia hợp đồng dân sự nhằm đảm bảo đời sống sinh hoạt gia đình thì cả hai vợ chồng vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. Quy định này sẽ thể hiện được trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng và là biểu hiện

linh hoạt của pháp luật trong đường lối giải quyết những vụ việc liên quan đến vấn đề này.

Thứ hai, đối với các giao dịch về bất động sản mà pháp luật có quy định bắt buộc về hình thức như phải lập bằng văn bản, phải có cơng chứng hoặc chứng thực mà chủ thể tham gia không tuân theo thì đường lối giải quyết là sau khi các bên khơng khắc phục được hình thức thì Tịa án sẽ tun giao dịch vô hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều giao dịch đã thực hiện xong các chủ thể đã chuyển giao tiền, tài sản như: việc tặng cho giữa cha mẹ và con thường không lập thành văn bản, hoặc nếu có lập thành văn bản thường khơng có chứng nhận hay chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Nếu áp dụng pháp luật cứng nhắc là việc tặng cho không tuân thủ các quy định của pháp luật về mặt hình thức bị coi là vô hiệu, hủy bỏ việc tặng cho, thì khơng đảm bảo quyền lợi cho người con, vì thực tế người con đã sử dụng đất ổn định như đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố; cha mẹ biết nhưng không phản đối. Do đó, hướng giải quyết như sau: “Nếu việc cha mẹ tặng cho con quyền sử dụng

đất khơng có hợp đồng, hoặc tuy có hợp đồng nhưng khơng tuân thủ các quy định về thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất; quá trình sử dụng đất người con đã làm nhà ở, đã trồng cây lâu năm thành khuôn viên riêng biệt, đã kê khai đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cha mẹ biết mà khơng có ý kiến phản đối bằng văn bản, thì cơng nhận tặng cho quyền sử dụng đất thực tế” [5, tr.23]. Vì vậy, chúng tơi cho rằng đối với các giao dịch

dân sự về bất động sản mà các bên không tuân theo quy định về hình thức nhưng đã thực hiện xong thì Tịa án nên cơng nhận giao dịch dân sự đó hợp pháp và có hiệu lực pháp luật. Do đó, tác giả kiến nghị các nhà làm luật nên có quy định cụ thể về vấn đề này.

Thứ ba, kiến nghị bỏ quy định bắt buộc phải lập thành văn bản có cơng chứng, chứng thực hoặc đăng ký đối với hợp đồng thuê nhà ở của cá nhân từ sáu tháng trở lên. Nhu cầu thuê nhà nhằm mục đích ở là nhu cầu phổ biến, thiết thực của nhiều cá nhân. Pháp luật quy định: hợp đồng thuê nhà ở phải

được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có cơng chứng hoặc chứng thực” [9, Điều 492]. Tuy nhiên trong q trình thực hiện thì người có nhu cầu th nhà ở lại phải đối diện với một vấn đề nan giải - thiếu các văn bản của cơ quan nhà nước về việc làm rõ hơn về thủ tục liên quan và cũng như xác định rõ cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền cơng chứng, chứng thực loại hợp đồng này. Rất nhiều các cá nhân, tổ chức khi thực hiện đúng các quy định của hợp đồng thuê nhà có nhận xét rằng các thủ tục công chứng, chứng thực và khai báo với cơ quan quản lý nhà nước là quá phức tạp và khơng ích lợi. Hợp đồng thuê nhà ở là một loại giao dịch dân sự có tính phổ biến, có tính biến động, do các bên thỏa thuận và không có sự thay đổi về quyền sở hữu nên tơi thiết nghĩ nên để người dân tự lựa chọn nội dung, hình thức giao dịch, miễn khơng vi phạm các điều cấm pháp luật cũng như đạo đức xã hội, nhà nước không nên can thiệp sâu. Việc đặt ra các yêu cầu về công chứng, đăng ký với những thủ tục hành chính phức tạp thực sự là một rào cản đối với người dân, trong khi đó vai trị quản lý của nhà nước đối với hoạt động thuê nhà ở trong thời gian qua cũng chưa phát huy được hiệu lực [86, tr.130]. Hơn nữa, đối với hợp đồng thuê nhà ở đã được xác lập và thực hiện nhưng vì khơng tn thủ quy định về hình thức nên bị Tịa án tun vơ hiệu. Nhưng cách thức giải quyết hậu quả pháp lý lại khá phức tạp vì khi bị tun vơ hiệu các bên tham gia sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Tuy nhiên, khi đã thực hiện hợp đồng sẽ xảy ra vấn đề: bên thuê sử dụng nhà thuê và khi đó nhà thuê sẽ bị tiêu hao, hư hỏng tự nhiên; bên thuê mất tiền sửa chữa nhà thuê, vận chuyển đồ đạc đến nơi ở...những thiệt hại phát sinh này sẽ được giải quyết như thế nào? Trong thời điểm hiện để thực hiện mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 10/12/2010 và nêu rõ tại ý a điểm 28 Mục III (các thủ tục hành chính lĩnh vực bổ trợ tư pháp) trong phụ lục đính kèm như sau: Bãi bỏ quy định bắt buộc công chứng một số hợp

dưới luật hướng dẫn về vấn đề này và chúng ta thấy rằng nếu BLDS vẫn quy định bắt buộc công chứng đối với hợp đồng cho thuê nhà ở từ sáu tháng trở lên thì sẽ xảy ra sự khơng đồng nhất giữa các văn bản pháp luật. Vì vậy, để nhằm tạo thuận lợi cho người dân, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo sự đồng nhất trong hệ thống pháp luật chúng tôi đề xuất bỏ hẳn việc quy định hình thức bắt buộc đối với hợp đồng thuê nhà ở trong BLDS.

Thứ ba, quy định về hình thức của di chúc cần có sự rõ ràng và hướng dẫn cụ thể hơn:

- Đối với di chúc chung của vợ chồng: chúng ta thấy rằng đối với di chúc viết tay khơng có người làm chứng, khi lập di chúc thì người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Về mặt lơgic thì hai vợ chồng khơng thể cùng một lúc viết cùng một nội dung trên tờ di chúc mà phải từng người viết rồi ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc đó. Trường hợp cả hai vợ chồng cùng viết và mỗi người tự viết ý nguyện của mình để định đoạt tài sản chung, thì khơng thể thực hiện được trên thực tế và như vậy, sẽ giống với di chúc cá nhân nhiều hơn. Việc để cho một người viết và người còn lại chỉ việc ký tên hoặc điểm chỉ cũng sẽ không đảm bảo nguyên tắc di chúc viết tay phải được viết trực tiếp bằng chữ viết tay. Tóm lại, về mặt hình thức di chúc chung của vợ chồng, pháp luật cần phải có sự điều chỉnh cụ thể, rõ ràng hơn và không thể áp dụng giống như di chúc của cá nhân. Theo quan điểm của chúng tôi, chỉ nên thừa nhận vợ chồng được lập di chúc chung bằng hình thức văn bản có người làm chứng hoặc có cơng chứng, chứng thực.

- Đối với di chúc miệng: BLDS 2005 đã dành khoản 5 Điều 652 để quy định về hình thức di chúc miệng như sau: “Di chúc miệng được coi là hợp

pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng hoặc chứng thực”. Tuy nhiên, theo chúng tôi điều khoản này đang bộc lộ một số

bất cập cần được sửa đổi như sau: (i) nên quy định rõ ràng về thời gian người làm chứng ghi chép lại thành văn bản lời nói cuối cùng của người di chúc miệng. Điều khoản này chỉ quy định “ngay sau đó” người làm chứng phải ghi chép lại thành văn bản và không quy định thời gian cụ thể bắt buộc phải lập thành văn bản; (ii) cần quy định rõ ràng về việc người nào sẽ được mang di chúc miệng đi công chứng. Nếu bất cứ ai cũng được mang di chúc miệng đi cơng chứng thì sẽ khơng đảm bảo tính ngun vẹn của di chúc. Vì vậy, theo chúng tơi khoản 5 Điều 652 BLDS 2005 cần được sửa đổi như sau: “Di chúc

miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước ít nhất hai người làm chứng và trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì những người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và có trách nhiệm mang di chúc đi công chứng hoặc chứng thực”.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

1. Thông qua nghiên cứu cho thấy rằng thực trạng quy định về hình thức giao dịch dân sự trong BLDS 2005 còn bộc lộ nhiều bất cập như: quy định tại khoản 2 Điều 122 chưa đầy đủ; quy định tại Điều 401cịn thiếu sót và chưa đồng nhất với điều luật liên quan; cách xử lý giao dịch dân sự vơ hiệu do khơng tn thủ quy định hình thức tại Điều 134 cịn nhiều bất cập khi áp dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, trong thực tiễn giải quyết vụ án cũng có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến các vấn đề: trách nhiệm liên đới của vợ chồng khi hợp đồng dân sự do một bên thực hiện; hình thức của di chúc; cha mẹ tặng cho bất động sản cho con...

2. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục quy định của pháp luật như đề xuất sửa đổi bổ sung các Điều 122, Điều 401, Điều 134 của BLDS 2005. Đồng thời, kiến nghị đường lối giải quyết cho một số trường hợp bất cập trong thực tiễn giải quyết vụ án như: đề xuất loại bỏ quy định bắt buộc công chứng hoặc chứng thực đối với hợp đồng thuê nhà ở; cần quy định rõ ràng hơn về việc người nào được mang di chúc miệng đi công chứng; đề xuất công nhận hiệu lực pháp lý đối với giao dịch bất động sản đã được các chủ thể tham gia thực hiện xong...

KẾT LUẬN

1. Hình thức giao dịch dân sự là sự biểu hiện ra bên ngoài của nội dung giao dịch dân sự. Hình thức giao dịch dân sự là một vấn đề pháp lý quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhiều vấn đề pháp lý khác như: điều kiện có hiệu lực của giao dân sự, thời điểm có hiệu lực của giao dịch dân sự...Xuyên suốt hệ thống pháp luật Việt Nam thì hình thức giao dịch dân sự ln được chú trong và quy định khá chi tiết và rõ ràng từ pháp luật thời phong kiến, pháp luật thời kỳ pháp thuộc và cho đến pháp luật hiện hành.

2. Hiện nay quy định của BLDS hiện hành quy định khá cụ thể và chi tiết về hình thức giao dịch dân sự. Nó thể hiện tính kế thừa và phát huy từ pháp luật thời kỳ trước và pháp luật của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, một vấn đề đang được đặt ra và được các nhà làm luật quan tâm trong dự thảo sửa đổi BLDS 2005 đó là việc có nên đưa hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự hay khơng? Qua phân tích trong luận văn, chúng tơi cho rằng nên tiếp tục quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể và rõ ràng để việc áp dụng trong thực tiễn được dễ dàng hơn. Ví dụ: quy định về cách thức giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự khơng tn thủ quy định hình thức cần có đường lối xét xử về mặt nguyên tắc và trao quyền cho Tòa án sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành của giao dịch để xác định hiệu lực pháp lý của giao dịch đó.

3. Trong các quy định cụ thể của hình thức giao dịch dân sự vẫn cịn có những nội dung chưa thực sự hợp lý, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Khi giải quyết vụ án, các thẩm phán thường cân nhắc nên hủy giao dịch hay khơng? Và thường có nhiều quan điểm giải quyết khác nhau về vụ án liên quan đến hình thức giao dịch dân sự.

4. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể khuyến khích giao dịch dân sự chúng ta cần hoàn thiện pháp luật quy định về giao dịch dân sự nói chung và hình thức của giao dịch dân sự nói riêng. Bởi lẽ một hành lang pháp lý thơng thống, linh hoạt về hình thức sẽ góp phần đẩy mạnh giao dịch dân sự. Đồng thời, đây cũng là công cụ để chúng ta kiểm soát hoạt động giao dịch thương mại phức tạp trong nền kinh tế nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho các chủ thể tham gia giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)