Chương II : Phân tích thực trạng của bộ phận Housekeeping
1. Các học thuyết về tạo động lực và đề xuất của tôi
1.2. Hiện tượng lây lan tâm lý trong tâm lý học đám đông
Trong tâm lý học có đề cập tới một hiện tượng xuất hiện trong đám đông. Đó là hiện tượng lây lan tâm lý. Theo đó, bất cứ một tâm lý tốt, hay xấu nào xuất phát từ một cá nhân sẽ lây lan và tác động tốt hay xấu lên tâm lý của các cá nhân xung quanh. Kết quả là từ tâm lý tốt xấu của một người ảnh hưởng tốt hay xấu tới tâm lý của cả một nhóm. Điều này chỉ ra cho các nhà quản trị rằng một nhân viên có tinh thần lao động tích cực (hay tiêu cực) có thể ảnh hưởng tích cực, hay tiêu cực tới tinh thần hoạt động của nhân viên khác. Hay nói một các khác, một cá nhân thiếu động lực làm việc có thể lao động trong tình trạng có động lực tốt khi làm việc cùng với một nhóm có động lực làm việc tốt.
Cũng xoay quanh vấn đề tâm lý trong đám đông, nhà tâm lý học nổi tiếng người Pháp, Guistave Le Bon (1841 – 1931) đã đưa ra quan điểm của mình trong tác phẩm “Tâm lý học đám đông” rằng: Đám đông hành động theo cảm tính, thiếu suy nghĩ, dễ bị lôi kéo và tác động bởi các kích thích. Do đó, đám đông cần có sự quản lý. Theo lý thuyết này, nếu người quản lý có tác động, kích thích, hay hành vi tích cực sẽ có ảnh hưởng tích cực tới đám đông. Có quan điểm cho rằng đám đông chỉ đúng với lượng lớn người thiếu sự quản lý và kiểm soát. Nhưng theo tôi, với một tổ chức hay một nhóm mà mỗi thành viên trong đó theo đuổi những mục đích riêng thì dù ít hay nhiều tổ chức, hay nhóm đó cũng mang những tính chất của đám đông bên cạnh
những tính chất của một nhóm. Do vậy, quan điểm của Gustave Le Bon vẫn còn đúng đắn với những tổ chức mới thành lập hoặc đang tan rã, chia rẽ.
Gustave Le Bon (1841 – 1931)12