Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 59 - 61)

c) Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; tài sản mà không có căn cứ chứng minh là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng

2.2.1.4. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật HN &GĐ năm 2014, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất và được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng [38, khoản 3 Điều 33].

Luật HN&GĐ năm 2000 không có điều luật nào quy định cụ thể vợ chồng có những nghĩa vụ chung nào về tài sản, gây khó khăn trong việc xác định trách nhiệm chung về tài sản của vợ và chồng. Luật HN&GĐ năm 2014 đã dành riêng Điều 37, trong đó liệt kê những loại nghĩa vụ chung về tài sản mà vợ chồng phải gánh chịu.

Nhu cầu của gia đình gồm nhu cầu về tinh thần và nhu cầu về vật chất. Trong đó, nhu cầu về vật chất của gia đình được thỏa mãn bằng những giao dịch mà vợ chồng xác lập, thực hiện. Những nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch do vợ chồng cùng nhau thực hiện hoặc vợ chồng thỏa thuận để cho một bên vợ hoặc chồng đại diện thực hiện là nghĩa vụ chung của cả hai vợ chồng. Những giao dịch mà vợ, chồng thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống gia đình như ăn ở, học hành, khám chữa bệnh luôn được pháp luật coi là mặc nhiên đã có sự thỏa thuận của hai vợ chồng, nếu liên quan đến tài sản có giá trị lớn thì phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp, những giao dịch do vợ chồng thỏa thuận xác lập, thực hiện gây thiệt hại cho bên thứ ba thì theo quy định tại Điều 27 Luật HN &GĐ năm 2014,vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm của vợ chồng là trách nhiệm liên đới dù giao dịch có thể do một bên thực

hiện [38]. Tài sản dùng để thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng được lấy từ tài sản chung của vợ chồng, nếu như tài sản chung không đủ thực hiện phần nghĩa vụ chung thì vợ chồng thỏa thuận dùng tài sản riêng của mỗi bên hoặc có thể phải vay nợ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Đối với trường hợp khoản nợ được vay nhằm thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng được xác định là nợ chung và vợ chồng có nghĩa vụ chung trong việc trả nợ. khoản 2 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy địnhtài sản chung của vợ chồng được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng [38, khoản 2 Điều 33]. Cùng với đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung vợ chồng . Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng, đây là những khoản thu nhập từ tài sản riêng của vợ chồng được nhập vào tài sản chung của vợ chồng và có thể là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình. Việc sử dụng, định đoạt tài sản riêng trong trường hợp này có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của gia đình. Do đó, những nghĩa vụ tuy phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng nhưng được pháp luật xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng liên quan đến tài sản, vợ chồng phải dùng tài sản chung để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng loại tài sản riêng đó.

Đặc biệt, điều luật cũng đã dự liệu nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của pháp luật thì cha mẹ phải bồi thường. Khoản 1 Điều 73 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật” [38, khoản 1 Điều 37]. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con, khi con cái gây thiệt hại, không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì người đại diện là cha mẹ phải gánh chịu trách nhiệm thay con. Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân (không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình) sự gây ra theo quy định của BLDS (Điều 74 Luật HN&GĐ năm 2014).

Có thể nói, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định một cách cụ thể, rõ ràng và tương đối đầy đủ những nghĩa vụ chung của vợ chồng. Đây là những cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo vợ chồng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chung theo quy định của pháp luật, là giải pháp giúp cơ quan Tòa án giải quyết triệt để, công bằng những tranh chấp xảy ra trên thực tế phát sinh từ nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng góp phần

bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích về tài sản của các bên liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)