Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 46 - 47)

Quyền có nơi ở hợp pháp là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận và bảo hộ [26 Điều 22]. Nơi ở của vợ, chồng là nơi cư trú hằng ngày của vợ chồng, là nơi đảm bảo nhu cầu thiết yếu về chỗ ở cho gia đình và các thành viên của gia đình. Việc có một nơi cư trú không chỉ đảm bảo vợ chồng có cuộc sống ổn định mà còn là nơi vợ chồng cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Nơi ở của vợ, chồng có thể thuộc sở hữu chung của vợ chồng, có thể thuộc sở hữu riêng của một bên vợ, chồng.

Theo quy định của pháp luật, nhà ở là loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; nếu là tài sản chung thì việc đăng ký phải được ghi tên của cả hai vợ chồng và khi xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Thỏa thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật .

Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng:

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.

Nhu cầu về chỗ ở là nhu cầu thiết yếu của gia đình, việc bảo đảm điều kiện đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình là nghĩa vụ của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng. Quy định này phù hợp với các quy định về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; khi tài sản chung không có hoặc không đủ để đáp đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng tùy theo khả năng kinh tế của mỗi bên có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)