- Chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
e) Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêngcủa vợ, chồng
2.3.3. Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
thông tin liên quan (đoạn 1 Điều 16 Nghị định số 126/2014/NĐ – CP). Những thông tin liên quan vợ chồng cần cung cấp cho người thứ ba biết có thể về quyền sở hữu, định đoạt tài sản của vợ; chồng, tài sản riêng, tài sản chung; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với tài sản chung cũng như thẩm quyền xác lập giao dịch với người thứ ba của vợ, chồng… Cung cấp thông tin liên quan cho người thứ ba trong giao dịch với vợ, chồng biết được pháp luật quy định là nghĩa vụ của vợ, chồng; nếu vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và vẫn được bảo vệ quyền lợi theo quy định của BLDS.
Trong giao dịch dân sự, người thứ ba ngay tình được hiểu là người chiếm hữu không có căn cứ pháp lý đối với tài sản nhưng không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Theo quy định tại Điều 138 BLDS thì quyền lợi của người thứ ba ngay tình được pháp luật bảo vệ trong hai trường hợp. Thứ nhất, khi giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp chủ sở hữu đòi lại tài sản theo quy định của pháp luật. Thứ hai, khi người thứ ba ngay tình nhận được bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
Như vậy, đối với trường hợp vợ, chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì khi giao dịch với người thứ ba, vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp các thông tin liên quan cho người thứ ba biết. Trong trường hợp người thứ ba không biết, vẫn xác lập giao dịch, giao dịch bị vô hiệu vì bất kỳ lý do gì do vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật thì quyền lợi của người thứ ba ngay tình vẫn được pháp luật ưu tiên bảo vệ.
2.3.3. Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng chồng
Khi cho phép vợ chồng thỏa thuận xác lập hôn ước về chế độ tài sản cho riêng họ, Luật cũng đặt ra các quy định về nghĩa vụ cụ thể của các bên vợ, chồng trong việc bảo đảm lợi ích chung của gia đình. Chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm không chỉ những quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng đối với nhau mà còn cả các quan hệ về tài
sản giữa vợ chồng với người thứ ba. Vì thế, bên cạnh việc cho phép xác lập hôn ước về chế độ tài của vợ chồng, pháp luật cũng cho phép vợ, chồng sửa đổi nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản.
Khoản 1 Điều 49 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định rõ: “Vợ, chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản”. Thỏa thuận hôn ước xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập trước khi kết hôn, chỉ có hiệu lực từ thời điểm kết hôn và mang tính ổn định cao. Tuy nhiên xuất phát từ nhu cầu cuộc sống của vợ chồng, thỏa thuận hôn ước ra đời nhằm ảm bảo quyền định đoạt của vợ vợ chồng đối với tài sản cho nên pháp luật cho phép vợ, chồng sửa đổi, bổ sung thỏa thuận phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình và các quy định của pháp luật.
Về hình thức, việc sửa đổi, bổ sung thỏa thuận cũng như việc xác lập mới nội dung thỏa không chỉ liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của vợ, chồng mà còn liên quan đến quyền lợi của người thứ ba. Do đó, khi sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức chặt chẽ, phải được lập bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật [38, khoản 2 Điều 48].
Về thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng, không giống như thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng là có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn mà không phải từ ngày công chứng hoặc chứng thực; thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật [11, khoản 1 Điều 18]. Trong thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng các nội dung được sửa đổi hoặc bổ sung thêm có thể được vợ chồng cùng nhau tiến hành sửa đổi, bổ sung trước sau đó mới mang đi công chứng hoặc chứng thực và ngày có hiệu lực của thỏa thuận sửa đổi, bổ sung không phải là ngày hai vợ chồng lập văn bản thỏa thuận sửa đổi, bổ dung mà là ngày văn bản đó được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực theo đúng thủ tục pháp luật quy định. Thời điểm phát sinh hiệu lực của thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng không phụ thuộc vào thời điểm vợ, chồng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung mà được tính kể từ thời điểm thỏa thuận sửa đổi, bổ sung đó được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Về hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng, việc sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của thỏa thuận chế
độ tài sản của vợ chồng không làm chấm dứt thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng mà chỉ làm thay đổi một số nội dung theo thỏa thuận của vợ chồng trước đó. Cũng giống như khi xác lập mới thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng, trong trường hợp vợ chồng có xác lập giao dịch với người thứ ba thì khi vợ, chồng sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận vợ, chồng vẫn phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì quyền lợi của người thứ ba vẫn được pháp luật bảo vệ theo quy định của BLDS [11, Điều 16, khoản 1 Điều 18].
Bên cạnh đó, để tránh tình trạng vợ, chồng lợi dụng việc sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, sau khi thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng được sửa đổi, bổ sung thì các quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác [11, khoản 2 Điều 18].
Như vậy, dù thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng được xác lập mới hay được sửa đổi, bổ sung thì nó cũng chỉ làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản của vợ, chồng theo thỏa thuận mà không làm thay đổi quyền cũng như các nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng đối với bên thứ ba có liên quan.
Chương 3