Nguyên tắc tôn trọng ý chí chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 42 - 43)

Tiếp thu tư tưởng tiến bộ trong hệ thống pháp luật của các nước phương Tây cũng như xây dựng hệ thống pháp luật đáp ứng được các yêu cầu của xã hội Việt Nam theo xu hướng hội nhập quốc tế, Luật HN&GĐ năm 2014 bổ sung quy định cho phép vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ hôn sản luật định hoặc chế độ hôn sản theo thỏa thuận (Điều 28). Trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ hôn sản theo thỏa thuận thì chế độ hôn sản luật định sẽ được áp dụng.

Trước đây, chế độ hôn sản theo thỏa thuận “du nhập” và bị “trục xuất” khỏi Việt Nam một cách “lặng lẽ”. Vì vậy, chế độ hôn sản chính thống được áp dụng cho chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ hôn sản luật định. Theo đó, Luật HN&GĐ năm 2000 cũng chỉ quy định và áp dụng một chế độ hôn sản duy nhất đối với quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong hôn nhân là chế độ hôn sản luật định. Các căn cứ xác định tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản đó, cũng như trong việc thực hiện các giao dịch giữa vợ chồng với người thứ ba … được pháp luật dự liệu và chịu sự điều chỉnh mang tính bắt buộc của luật pháp.

Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, nếu vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ hôn sản theo thỏa thuận thì họ phải lập văn bản thỏa thuận theo các quy định của Luật; đây là cơ sở cho việc thực hiện và giải quyết tranh chấp về chế độ tài sản của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận về việc áp dụng chế độ tài sản nào thì các vấn đề trong chế độ tài sản của họ sẽ tuân theo chế độ tài sản luật định và việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến tài sản của vợ chồng sẽ áp dụng theo các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc tạo điều kiện cho vợ chồng tự do định đoạt tài sản của mình phải trong giới hạn nhất định theo quy định của pháp luật và phù hợp với thuần phong mỹ

tục. Để tránh tình trạng lợi dụng quy định của pháp luật nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của vợ chồng và bảo vệ tối đa lợi ích của gia đình và các thành viên trong gia đình, nhà làm luật đã dự liệu và quy định trong một số trường hợp việc giải quyết vấn đề liên quan đến tài sản của vợ chồng không phụ thuộc vào chế độ hôn sản mà vợ chồng đã lựa chọn.

Tương tự như các nước phương Tây, Luật HN&GĐ hiện hành dự liệu chế độ hôn sản pháp định như một giải pháp dự phòng thay thế khi vợ chồng không lựa chọn chế độ hôn sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng thỏa thuận ấy bị vô hiệu theo quy định của Luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chuyên ngành luật DS và TTDS 60 38 01 03 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)