2.1.1.2 .Mạng lưới hoạt động
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn:
Hoạt động tín dụng:
Tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng đến 31/12/2009 đạt 5.214 tỷ đồng tăng 3.590 tỷ đồng, tốc độ tăng 221% so với đầu năm, chiếm 75% tổng tài sản có sinh lời. Doanh số cho vay cả năm đạt 8.858 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 5.268 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm trước.
-Theo hình thái tiền tệ, dư nợ VND đạt 5.213 tỷ đồng, tăng 3.589 tỷ đồng, tốc độ tăng 221% so với đầu năm; Dư nợ ngoại tệ đạt 1 tỷ đồng.
- Theo kỳ hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn là 4.078 tỷ đồng, tăng 2.815 tỷ đồng, tốc độ tăng 223% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 78%; Dư nợ cho vay trung, dài hạn là 1.136 tỷ đồng, tăng 775 tỷ đồng, tốc độ tăng 215% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 22 % trong tổng dư nợ
- Theo loại hình khách hàng, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 1.418 tỷ đồng, tăng 866 tỷ đồng, tốc độ tăng 157% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 27%; Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 3.796 tỷ đồng tăng 2.724 tỷ đồng, tốc độ tăng 254% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 73% trong tổng dư nợ.
-Dư nợ xấu đến 31/12/2009 là 2,3 tỷ đồng, tăng 0,3 tỷ đồng so với đầu năm chiếm tỷ lệ 0.04% trên tổng dư nợ
- Số dư bảo lãnh đến 31/12/2009 là 88 tỷ đồng, giảm 71% so với đầu năm.
Tình hình sử dụng vốn huy động để cho vay giai đoạn 2007 - 2009
Đvt: tỷ đồng
Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Huy Động TCKT và 311 2.016 4.634
Cá Nhân
Dư Nợ Cho Vay 831 1.624 5.214
Tỷ Lệ Sử Dụng Vốn 267% 81% 113%
Nhận xét:
Tổng dư nợ của chi nhánh trong thời gian qua tăng 831→1.624→5.214 tỷ đồng; do tăng cả về doanh số cho vay và doanh số thu nợ; điều này cho thấy tình hình tín dụng của chi nhánh là tương đối tốt. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ cho vay trung và dài hạn (78% so với 22%)→ ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều hơn đảm bảo an tồn chính sách tín dụng. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân cao hơn dư nợ cho vay với khách hàng doanh nghiệp (73% so với 27%).
Việc đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân có thể nhằm giải quyết bài tốn lợi nhuận trong năm 2009.
Dư nợ cho vay tăng trưởng cao đối với mọi đối tượng khách hàng điều nay cho thấy ngân hàng đã tạo được mối quan hệ tốt và mở rộng cho vay với mọi thành phần kinh tế.
Tuy nhiên cịn khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn sử dụng và cân đối kỳ hạn:
- Đến 31/12/2009, tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động trên thị trường 1 là 113% tăng 32% so với đầu năm.
- Tuy vẫn đảm bảo về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn theo quy định, nhưng xét về thực chất, Ngân hàng có biểu hiện lệch về kỳ hạn. Cụ thể, số dư nguồn vốn huy động có thời hạn gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, đến 31/12/2009 còn 44 tỷ đồng, trong khi dư nợ cho vay trung, dài hạn là 1.136 tỷ đồng.
Hoạt động đầu tư:
Số dư các khoản đầu tư đến 31/12/09 đạt 711 tỷ đồng, tăng 707 tỷ đồng so với đầu năm, cụ thể như sau:
- Số dư đầu tư góp vốn, mua cổ phần là 68 tỷ đồng, tăng 100% so với đầu năm.
- Số dư đầu tư, kinh doanh chứng khoán là 643 tỷ đồng, tăng 640 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó đầu tư tín phiếu chính phủ là 3,8 tỷ đồng, chứng khoán đầu tư là 600 tỷ đồng, chứng khoán kinh doanh là 39 tỷ đồng.
2.1.3.3 Kết quả kinh doanh
Thu nhập:
Tổng thu nhập năm 2009 là 699 tỷ đồng(không kể thu lãi điều chuyển vốn nội bộ) tăng 503 tỷ đồng, tốc độ tăng 257% so với năm 2008 đạt 112% kế hoạch.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng 65%,tăng 140% so với năm 2008, trong đó thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng 88% trong tổng thu từ hoạt động tín dụng.Thu nhập ngồi tín dụng chiếm tỷ trọng 35% tăng gấp 34 lần so với năm 2008, trong đó thu dịch vụ đạt 2,75 tỷ đồng chiếm 0,39% trong tổng thu nhập, thu từ kinh doanh chứng khoán đạt 14,59 tỷ đồng, thu khác 222 tỷ đồng.
Chi phí:
Tổng chi phí năm 2009 là 637 tỷ đồng(không kể chi trả lãi điều chuyển lãi nội bộ), tăng 470 tỷ đồng, tốc độ tăng 282% so với năm 2008 vượt 66% kế hoạch.
Chi phí từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng 56%, tăng 194% so với năm 2008, trong đó chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng 98% trong tổng chi hoạt động
tín dụng. Chi phí ngồi hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng 44% trong tổng chi phí, trong đó chi nhân viên chiếm 8,1%, chi hoat động quản lý chiếm 4,2%, chi về tài sản chiếm 4%, chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi chiếm 4,7% và chi phí khác chiếm 18,8% trong tổng chi phí.
Lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt 62 tỷ đồng, tăng 116% so với năm 2008, đạt 26% kế hoạch năm 2009. Trong đó:
-Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng: 98,57 tỷ đồng -Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ: 0,11 tỷ đồng -Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối: -0,84 tỷ đồng -Lợi nhuận từ KD chứng khoán: -3,73tỷ đồng -Lợi nhuận từ hoạt động khác: 102,49 tỷ đồng -Chi phí quản lý điều hành: 134,14 tỷ đồng
Tuy tổng thu nhập thực hiện vượt 12% kế hoạch với số tuyệt đối tăng 76 tỷ đồng, nhưng do tổng chi phí vượt 66% so với kế hoạch với số tuyệt đối tăng 254 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế năm 2009 chỉ đạt 26% kế hoạch. Cụ thể như sau:
- Chi từ hoạt động tín dụng, trong đó chủ yếu chi trả lãi tiền gửi và phát hành GTCG tăng 87 tỷ đồng so với kế hoạch.
- Chi tài sản tăng 6,5 tỷ đồng so với kế hoạch, trong đó chi thuê tài sản tăng 4,8 tỷ đồng, chi mua sắm CCLĐ tăng 3,4 tỷ so với kế hoạch.
- Chi DPRR tăng 19,5 tỷ đồng so với kế hoạch.
- Chi khác tăng 119,5 tỷ đồng so với kế hoạch, trong đó chủ yếu là chi từ việc thanh lý TSCĐ.
Nhận xét:
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy kết quả kinh doanh của chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2009 tổng thu nhập tăng 282% so với năm 2008. Có được kết quả trên là do ban lãn đạo chi nhánh ln nỗ lực và có những biện pháp hợp lý trong hoạt động kinh doanh nhằm phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên nguồn thu tạo ra lợi nhuận ròng của ngân hàng hiện nay chủ yếu từ hoạt động tín dụng, trong khi mặt bằng lãi suất huy động ngày càng tăng cao, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay thu hẹp, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh tiền tệ , kinh doanh vàng, thanh toán quốc tế, dịch vụ, kiều hối chưa phát triển, thu nhập từ những hoạt động này chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dẫn đến ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch lợi nhuận của ngân hàng.