3.1.1 .Hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2010
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong
3.2.2 Giải pháp về thông tin
Trong thời đại ngày nay, thông tin được sử dụng như là một nguồn lực, một vũ khí trong mơi trường cạnh tranh, ai nắm bắt và xử lý thơng tin chính xác, kịp thời hơn sẽ là người chiến thắng trong cạnh tranh. Thơng tin là ngun liệu
chính quyết định đến chất lượng thẩm định. Thơng tin chính xác, kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xay ra. Vấn đề đặt ra là thu thập thông tin từ đâu, với số lượng và chất lượng như thế nào để tiết kiệm và hiệu quả nhất. Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng một hệ thống thơng tin tồn diện vàcó chiều sâu
Cơ sở của quá trình thẩm định dự án đầu tư là thơng tin, số liệu về đơn vị, dự án và các tài liệu khác như: Luật, văn bản dưới luật, văn bản thuế… tuy nhiên trên thực tế các thông tin, số liệu đều do người lập dự án cung cấp và các số liệu này có đáng tin cậy hay khơng? Cần có những giải pháp sau:
Ngồi những hồ sơ, tài liệu mà ngân hàng nhận được từ khách hàng vay vốn cung cấp, Ngân hàng cần phỏng vấn trực tiếp một số người chủ chốt liên quan đến dự án như: Giám đốc, kế toán trưởng, cán bộ dự án. Đây là một “nghệ thuật” phỏng vấn mà mỗi cán bộ thẩm định phải tự tạo cho mình trong thời gian làm việc. Mục đích của cuộc phỏng vấn này là kiểm tra tư cách của những người đứng đầu doanh nghiệp, kiểm tra về ý tưởng của họ, về dự án, kiểm tra về trình độ hiểu biết của họ về dự án,… Không nên chỉ phỏng vấn mà cần tiếp xúc trực tiếp với những người làm việc tại doanh nghiệp để nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ.
Sử dụng triệt để các nguồn thơng tin doanh nghiệp do phịng phịng ngừa rủi ro cung cấp. Đây là nơi lưu trữ tất cả các thông tin cần thiết, cơ bản về doanh nghiệp, nó cho phép đánh giá sơ bộ khách hàng về các mặt: lịch sử hình thành phát triển, tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm.
Điều tra thông tin từ các đơn vị có tham gia quan hệ với doanh nghiệp: kiểm tra khách hàng của doanh nghiệp để xem sản phẩm của doanh nghiệp có đáng tin cậy hay khơng? Có đảm bảo được sự phát triển trong tương lai hay khơng? Phương thức thanh tốn mà doanh nghiệp đang sử dụng, đây là khâu trực tiếp để đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra phải điều tra các nhà cung cấp đánh giá uy tín của doanh nghiệp trong việc trả nợ. Một cơ quan nữa cần xem xét đó là cơ quan thuế, cơ quan thuế là cơ quan nhà nước trực tiếp theo dõi tài chính của doanh nghiệp, họ cung cấp cho ngân hàng những số liệu tài chính đáng tin cậy nhất của doanh nghiệp về bảng cân đối kế toán, doanh thu, lợi nhuận sau thuế.
Một trong những biện pháp người ta hay làm hiện nay khi kiểm tra chế độ kế tốn tài chính trong doanh nghiệp đó là kiểm tốn. Ngân hàng có thể thuê những công ty kiểm tốn để kiểm tra tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp xin vay vốn. Do vậy cần thực hiện chế độ kiểm
toán bắt buộc. Trước mắt, tài liệu cân đối kế tốn và kết quả tài chính của doanh nghiệp phải có kiểm tốn.
Để đánh giá được tính hợp lý của các dự án có phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, có nằm trong kế hoạch phát triển của ngành địa phương. Các cán bộ thẩm định phải tham khảo thêm các tài liệu về chủ trương chính sách của nhà nước, chính phủ, các bộ ngành có liên quan đến dự án. Mục tiêu của giải pháp là xác định tính đúng đắn trong việc thẩm định những cơ sở pháp lý của dự án.
Một nguồn thơng tin q giá mà chính ngân hàng có thể tự khai thác đó là tình hình dư nợ trên các tài khoản vãng lai của doanh nghiệp tại ngân hàng. Nếu trên tài khoản của doanh nghiệp ln dư có ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp ln ổn định về tài chính, thu chi được cân đối và ngược lại. Cần theo dõi sát sao về các chỉ tiêu tài chính bởi lẽ năng lực tài chính và khả năng tài chính của doanh nghiệp là không đáng tin cậy. Từ đó ngân hàng có những nhận xét về doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng để đánh giá uy tín của họ trong quan hệ tín dụng và tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp theo thứ tự an toàn trong nguồn vốn đầu tư nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng an tồn cao khi bỏ vốn đầu tư thì được xếp hạng ưu tiên và ngược lại.