Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 40)

Sau 9 vòng đàm phán chính thức bắt đầu từ năm 1996 và kết thúc vào tháng 7/1999, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được Bộ trưởng thương mại Việt Nam Vũ Khoan và Bộ trưởng – đại diện Thương mại Mỹ Charlene Barshefsky ký tại trụ sở đại diện Thương mại Mỹ (Washington D.C) ngày 13/7/2000 và có hiệu lực ngày 10/12/2001. Hiệp định gồm 7 chương, 71 Điều và 9 phụ lục. Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước, giúp Việt Nam bước thêm một bước tiến mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Vấn đề SHTT được coi là một trong bốn nội dung chính của Hiệp định, được sắp xếp ở chương II với 18 Điều điều chỉnh về hai nội dung chính là các quy định về quyền nội dung và trình thự thủ tục thực hiện các quyền đó, bao gồm các vấn đề bồi thương cho chủ sở hữu và các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm.

Cũng giống như Hiệp định TRIPs, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đưa ra những chuẩn mực chung trên cơ sở yêu cầu mỗi nước xây dựng pháp luật về thực thi và bảo vệ quyền SHTT tương ứng nhằm đạt hiệu quả cao trong ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền vào đảm bảo lợi ích cho chủ thể quyền. Các thủ tục và biện pháp xử lý trong nước phải đủ mạnh để ngăn chặn vi phạm xảy ra và không gây cản trở thương mại hợp pháp và chống sự lạm dụng, bao gồm các những thủ tục hành chính và dân sự cụ thể. Các quy định chung khi biện pháp dân sự được áp dụng trong điều chỉnh hành vi xâm phạm được đặt ra là: bên bị đơn phải được thông báo bằng văn bản những nội dung bị khiếu kiện; các bên nguyên đơn và bị đơn đều có quyền được đại diện thông qua việc thuê luật sư; khi giải quyết vụ việc trong một số trường hợp

nhất định không cần thiết buộc có mặt nguyên đơn hoặc bị đơn. Hiệp định quy định rõ về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về các bên đương sự. Cơ quan xét xử trong phạm vi chức năng của mình có quyền và trách nhiệm đưa ra những phán quyết đảm bảo cho việc cung cấp chứng cứ hay chứng minh. Các biện pháp tạm thời nhanh chóng và có hiệu quả được hỗ trợ bởi chứng cứ và khoản bảo chứng hoặc bảo đảm tương đương. Các biện pháp kiểm soát biên giới cũng được quan tâm, nhằm xử lý kịp thời hàng hóa vi phạm quyền SHTT qua biên giới và hạn chế cao nhất hàng hóa vi phạm thông quan.

Có thể nói, để bảo vệ QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã có sự kế thừa, phát triển so với Hiệp định TRIPs, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của cả hai nước.

Chƣơng 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN

THƢƠNG MẠI BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)