Thẩm quyền và trình tự thủ tục xử lý hành vi xâm phạm bằng biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 57 - 60)

biện pháp dân sự

2.3.1. Thẩm quyền xứ lý

Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự Tại Điều 33, Điều 34 TAND có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về QSHTT. Theo điểm d, khoản 1, Điều 198 Luật SHTT chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Hiện nay, Việt Nam chưa xây dựng được những tòa án chuyên môn để xét xử các vụ án liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cũng chưa có những quy định pháp luật giải quyết riêng lĩnh vực này. Việc áp dụng tuân thủ BLTTDS 2004 và thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa Dân sự. Bộ luật phân định rõ thẩm quyền xét xử về sở hữu trí tuệ (trong đó có chỉ dẫn thương mại) giữa các cấp tòa án. Theo đó, thẩm quyền của TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện xét xử về QSHTT được phân định như sau:

TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp dân sự về quyền sở hữu trí tuệ [16, Điều 25]

TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo trình tự sơ thẩm những tranh chấp về sở hữu trí tuệ như sau:

+ Tranh chấp dân sự về sở hữu trí tuệ [16, Điều 25] mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cho tòa án nước ngoài.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận [16, Điều 29];

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện mà tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên giải quyết [16, Điều 34].

2.3.2. Trình tự thủ tục xử lý

Trình tự, thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự được quy định theo trình tự thủ tục chung tại BTTTDS 2004. Thủ tục tố tụng đối với việc giải quyết một vụ kiện dân sự được bắt đầu sau khi tòa án nhận được đơn khiếu kiện của nguyên đơn, nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì tòa án sẽ thông báo cho nguyên đơn nộp án phí theo quy định tại Nghị định 70/CP ngày 12 tháng 6 năm 1997 về án phí, lệ phí tòa án. Sau khi nguyên đơn nộp tiền án phí, tòa án sẽ chính thức thụ lý điều tra vụ án. Trong quá trình điều tra, tòa án tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết (như lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, xem xét tại chỗ hoặc trưng cầu giám định). Kết thúc giai đoạn điều tra vụ án, tòa án tiến hành hòa giải giữa các đương sự. Nếu hòa giải thành thì tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, biên bản này được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp và các bên đương sự. Nếu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản mà đương sự không thay đổi ý kiến hoặc viện kiểm sát không phản đối thỏa thuận đó thì tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này do một thẩm phán đưa ra, không qua Hội đồng xét xử và có hiệu lực pháp luật. Nếu hòa giải không thành hoặc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải mà đương sự có thay đổi ý kiến hoặc viện kiểm sát phản đối thỏa thuận đó thì tòa án ra quyết định đưa vụ kiện ra xét xử theo quy định của pháp luật. Tòa án phải mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện trong thời hạn một tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ kiện ra xét xử. Các phán quyết của tòa án sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị và xem xét lại bởi tòa án phúc thẩm theo trình tự và thủ tục tố tụng dân sự. Khi thụ lý hồ sơ, dựa vào yêu cầu của nguyên đơn và những đánh giá ban đầu, Tòa án có thể thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời như yêu cầu chấm dứt hoạt động sản xuất, kê biên, niêm phong, ngừng thông

quan… Nguyên đơn có thể yêu cầu bên có hành vi xâm phạm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra, cải chính, xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 57 - 60)