Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đƣơng sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 60 - 61)

Đương sự trong vụ án xâm phạm quyền sở hữu đối với chỉ dẫn thương mại có thể yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định của Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Điều 203 Luật SHTT 2005. Điều 79 BLTTDS đưa ra các quy định mang tính nguyên tắc về nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong đó việc cung cấp chứng cứ để chứng minh là vấn đề quan trọng. Điều 203 Luật SHTT 2005, các Điều từ 23 đến Điều 26 Nghị định 105/2006/ND-CP cũng đã đưa ra các quy định về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự thông qua việc cung cấp chứng cứ và đưa ra các lập luận chính xác, hợp lý.

2.4.1. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn

Nguyên đơn trong vụ kiện xâm phạm chỉ dẫn thương mại phải cung cấp các chứng cứ:

- Khẳng định quyền hợp pháp của mình: Bản gốc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; bản mô tả nội dung, hình thức sử dụng và quá trình sử dụng tên thương mại; Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan hoặc bản sao có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp các văn bằng trên;

- Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm: Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ; Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét; Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.

- Chứng cứ về thiệt hại (nếu có) như: biên bản kê khai hoặc bản thuyết minh các loại thiệt hại, các kết quả giám định, thẩm định, những chứng cứ về

việc họ phải gánh chịu những thiệt hại về tài sản, uy tín, danh tiếng do hành vi xâm phạm gây ra như: doanh thu bị giảm sút, các chi phí để khôi phục danh tiếng, uy tín thương mại của mình…

2.4.2. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của bị đơn

Theo Điều 203 luật SHTT, nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền SHTT có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định của pháp luật. Đây có thể nói là một bước cải tiến thủ tục tố tụng dân sự, trước đây dồn gánh nặng cho nguyên đơn, thì nay đã áp dụng 1 số ngoại lệ trong đó bị đơn cũng có nghĩa vụ chứng minh mình không xâm phạm.

- Bị đơn có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại BLTTDS cũng như trong Luật SHTT: “Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.” [16, Điều 79]; “Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.” [16, Điều 79].

- Bị đơn có quyền chứng minh là mình không xâm phạm nếu có căn cứ; - Bị đơn có quyền yêu cầu tòa án buộc nguyên đơn phải đưa ra chứng cứ mà mình không thể thu thập được nhưng đang thuộc quyền kiểm soát của nguyên đơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)