Các hành vi không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 55 - 57)

2.2. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ

2.2.4. Các hành vi không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đố

nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại theo quy định của pháp luật

Theo Luật SHTT thì một số trường hợp sau đây không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại:

- Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra

không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài; [18, Điều 125].

Khi chủ sở hữu nhãn hiệu đưa hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu ra thị trường thì họ đã thu được lợi nhuận từ việc sử dụng nhãn hiệu đó. Sẽ là bất hợp lý và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người tiêu dùng nếu một người mua hàng hóa mang nhãn hiệu từ chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sử dụng để bán lại mà cần phải có sự cho phép của chủ sở hữu. Lý giải tương tự với những trường hợp hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ đã được đưa ra thị trường nước ngoài bởi chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng cũng phải được thực hiện tự do mà không cần có sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Những hành vi kể trên không thể bị coi là xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

- Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó; [18, Điều 125]

Trong trường hợp này, một nhãn hiệu đã được bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý thì mặc dù nhãn hiệu ấy trùng hay tương tự với chỉ dẫn địa lý thì chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn được quyền sử dụng nhãn hiệu đó. Quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký và sử dụng trước nhãn hiệu mang dấu hiệu của chỉ dẫn địa lý một cách trung thực, ngay tình. Hơn nữa, các quy định về chỉ dẫn địa lý đến Luật SHTT 2005 mới được thống nhất.

- Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. [18, Điều 125]

Quy định như trên nhằm loại trừ trường hợp nhãn hiệu sử dụng chính tên của chủ sở hữu mặc dù tên này đã được đăng ký bởi một chủ thế khác, sử

dụng những dấu hiệu mang tính mô tả hay nguồn gốc địa lý của hàng hóa dịch vụ nhưng không bị coi là vi phạm vì hành vi sử dụng một cách trung thực, ngay tình và bản thân nhãn hiệu đó đã được sử dụng rộng rãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)