Cơ chế một cửa liên thông trong thực hiện TTHC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của thủ đô hà nội (Trang 68 - 70)

2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC

2.2.5. Cơ chế một cửa liên thông trong thực hiện TTHC

a. Lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng

Ngày 16/7/2002 UBND Thành phố có Quyết định số 100/QĐ-UB ban hành Quy định về quy trình và thời hạn giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng. Trong đó, quy định cụ thể về quy trình tiếp nhận, xử lý và trả hồ sơ; về lấy ý kiến thỏa thuận của các sở ngành đối với dự án đầu tư; về thời hạn giải quyết TTHC; về thẩm định, phê duyệt dự án.

Ngày 06/12/2006 UBND Thành phố có Quyết định số 217/2006/QĐ- UBND ban hành Quy định về liên thông giải quyết một số TTHC trong quản lý các dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố. Theo đó, thực hiện liên thông giải quyết TTHC liên quan đến nhiều sở, ngành gồm: thủ tục thẩm định dự án đầu tư (đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND Thành phố); các thủ tục chấp thuận của UBND Thành phố cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định và thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư (đối với các dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách). Nguyên tắc liên thông: giao một cơ quan chủ trì làm đầu mối lấy ý kiến các sở ngành liên quan để giải quyết TTHC liên thông; chủ đầu tư chỉ phải làm việc với cơ quan được giao làm đầu mối để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết; cơ quan phối hợp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đúng thời hạn, đúng nội dung khi được cơ quan chủ trì đề nghị.

Sau hợp nhất, Thành phố đã chỉ đạo rà soát, sửa đổi các văn bản quy định về quản lý đầu tư xây dựng để thống nhất thực hiện trên địa bàn mới. Ngày 09/4/2009 UBND Thành phố có Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội. Các dự án đầu tư không sử dụng vốn ngân sách nhà nước tiếp tục thực hiện theo các văn bản Quyết định số 15/2007/QĐ-UBND ngày 23/01/2007 ban hành Quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 09/02/2007 ban hành Quy định về Quy trình giải quyết một số TTHC trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thực hiện liên thông đạt một số kết quả nhất định: Quy định rõ trách nhiệm, thời hạn giải quyết của các cơ quan, cá nhân liên quan trong việc phối hợp, giải quyết TTHC trong đầu tư xây dựng; Chủ đầu tư chỉ làm việc với một sơ quan để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết; tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ trì, đầu mối giải quyết TTHC (được thực hiện các bước tiếp theo mà không chờ văn bản của cơ quan phối hợp giải quyết). Tuy nhiên, cịn một số khó khăn, vướng mắc: các văn bản quy phạm pháp luật ban hành thiếu đồng bộ, thống nhất (Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản …); các cơ quan liên quan đến quá trình giải quyết TTHC chưa thực hiện đúng trách nhiệm về thời gian, nội dung xử lý, giải quyết hồ sơ hành chính.

Từ ngày 01/01/2007, thực hiện mơ hình một cửa liên thơng trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp theo Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 29/11/2009. Theo đó, ba cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế, Công an Thành phố phối hợp giải quyết các TTHC cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khắc dấu, đăng ký mã số thuế tại một địa điểm chung.

Thời gian thực hiện TTHC trong việc thành lập doanh nghiệp đã giảm từ 22 ngày xuống còn 10 ngày, số lần đi lại để giải quyết TTHC của người thành lập doanh nghiệp giảm từ 8 lần xuống còn 4 lần kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ và người đại diện doanh nghiệp chỉ phải đến một địa đểm duy nhất để được hướng dẫn thủ tục, nộp hồ sơ, nhận trả lời tính hợp lệ của hồ sơ, nhận các kết quả về đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu và đăng ký mã số thuế.

Thực hiện Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30/11/2007 về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động ĐTXD và cải cách một số TTHC đối với doanh nghiệp (trong đó quy định các TTHC đăng ký kinh doanh được rút ngắn xuống còn 5 ngày), Thành phố đã chỉ đạo yêu cầu các cơ quan giảm thời gian giải quyết các TTHC đăng ký kinh doanh từ 10 ngày xuống còn 5 ngày.

Thực hiện Thông tư liên bộ số 05/2008/TTLTBKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Cơng An, ngày 20/10/2009, UBND Thành phố có Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND ban hành

Quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, các thủ tục đăng ký kinh doanh tiếp tục được rút ngắn về thời gian và trình tự. Trước đó, doanh nghiệp cần 5 ngày để làm tủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT và 5 ngày tiếp theo để làm thủ tục đăng ký mã số thuế tại Cục thuế. Sau khi áp dụng Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND, doanh nghiệp chỉ cần 5 ngày làm thủ tục tại một nơi và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Tuy nhiên, việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC cho doanh nghiệp vẫn do các cơ quan thực hiện hoàn toàn độc lập. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn phải nhận kết quả ĐKKD trước sau đó mới sang nộp hồ sơ tại các bàn của cơ quan thuế và đăng ký mẫu dấu để thực hiện tiếp các thủ tục đăng ký mã số thuế và con dấu.

Để khắc phục tồn tại trên, sai khi chỉ đạo tổ chức thực hiện thí điểm việc liên thơng cấp ĐKKD-MST cho doanh nghiệp có trụ sở chính thuộc các quận, huyện do Phòng ĐKKD số 03 thuộc Sở KH&ĐT quản lý, từ ngày 01/02/2010, theo chỉ đạo của Thành phố, Sở KH&ĐT cùng Cục Thuế đã chính thức áp dụng thực hiện Thông tư liên bộ số 05/2008/TTLTBKH-BTC-BCA đối với các doanh nghiệp trên toàn địa bàn Thành phố.

b. Cơ chế liên thơng cịn được thực hiện trong việc tiếp nhận, giải quyết một

số TTHC: thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo tấm lớn (Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và một số sở ngành liên quan thực hiện theo Thông tư liên bộ số 06/2007/TTLT-BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28/02/2007); các thủ tục thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với chủ sử dụng đất (cơ quan Tài nguyên- Môi trường, các ngành Thuế, Kho bạc Nhà nước).

Thực hiện cơ chế liên thơng là một trong những nội dung có nhiều khó khăn, bất cập, địi hỏi các cấp, các ngành phải chủ động tổ chức thực hiện quyết liệt để đạt được mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của thủ đô hà nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)