Một số vấn đề chung về quá trình hình thành TTHC thuộc thẩm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của thủ đô hà nội (Trang 81)

2.4. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH TTHC ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC

2.4.1. Một số vấn đề chung về quá trình hình thành TTHC thuộc thẩm quyền

quyền giải quyết của Thủ đô

Các thủ tục hành chính thường được quy định tại các văn bản dưới luật của cơ quan hành pháp và hành chính. Theo quy định tại Nghị quyết 38/CP năm 1994 của Chính phủ, thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính giới hạn đến UBND cấp tỉnh; các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã không ban hành thủ tục hành chính. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, UBND các cấp được ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, văn bản quy phạm pháp luật của nhiều cơ quan, từ Chính phủ, các bộ, đến UBND các cấp đều có khả năng chứa các nội dung về thủ tục hành chính. Ngồi ra, cơ quan chun mơn giúp việc UBND các cấp khi hướng dẫn thực hiện cũng có thể đưa quy định về thủ tục hành chính vào văn bản của cơ quan mình.

Việc ban hành và thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước có vai trị hết sức quan trọng đến đời sống và hoạt động của mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả lao động - sản xuất, sự

phát triển kinh tế - xã hội và lòng tin của nhân dân. Mặt khác, việc ban hành thủ tục hành chính đảm bảo đúng pháp luật, đầy đủ, khả thi cao là điều kiện hết sức cần thiết để thực hiện có hiệu quả trong thực tế, tránh phiền hà cho dân.

Là biện pháp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người dân được pháp luật quy định, thủ tục hành chính có hai ý nghĩa cơ bản, một là bảo đảm việc quyền và nghĩa vụ của người dân được thực hiện thuận lợi, hai là hạn chế việc thực hiện sai, nghĩa là vi phạm quyền và nghĩa vụ của người dân.

Tại các văn bản quy phạm pháp luật thường có nội dung giao thẩm quyền cho cơ quan thực hiện nhưng ít quy định trình tự xử lý hồ sơ nội bộ cơ quan đó. Vì vậy, các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính cần phải xây dựng quy trình nội bộ. Quy trình này hiện được xây dựng theo cơ chế “một cửa”. Có những thủ tục hành chính cần một số cơ quan cùng tham gia giải quyết (thủ tục hành chính liên thơng). Trước khi có mơ hình “một cửa liên thơng”, người dân phải tự mình mang hồ sơ đến các cơ quan hành chính khác nhau để được giải quyết từng khâu, rồi mới đến kết quả cuối cùng. Do đó, việc giải quyết thủ tục hành chính liên thơng phức tạp, khó khăn. Biện pháp khắc phục hiện nay là xây dựng các quy trình phối hợp hoặc mức độ cao hơn là cơ chế một cửa liên thơng.

2.4.2 Q trình hình thành các TTHC lĩnh vực đất đai; nhà ở, xây dựng nhà ở; thuế

2.4.2.1. Lĩnh vực đất đai

Ngoài 35 TTHC đang thực hiện tại cấp huyện trên địa bàn Thành phố được công bố tại Quyết định số 4493/Q Đ-UBND ngày 31/8/2009 của UBND Thành phố, các TTHC trong lĩnh vực đất đai trong địa bàn thành phố thuộc chức năng tham mưu của Sở Tài nguyên và Mơi trường.

a. Q trình hình thành các TTHC:

Giai đoạn 2001-2003:

+ Tên gọi TTHC:

Giao đất hoặc cho thuê đất cho các tổ chức (đối với đất mới) hoặc hợp thức hóa quyền sử dụng đất (đối với đất đang sử dụng).

+ Căn cứ pháp lý: Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001; Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 và Nghị định số 66/2001/NĐ-CP ngày 28/09/2001; Quyết định số 68/1999/QĐ-UB ngày 18/08/1999 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về thủ tục giao đất, thuê đất.

Giai đoạn từ 2003-2006:

+ Tên gọi TTHC:

Thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng đất.

Giao đất, bán nhà tái định cư phục vụ công tác GPMB khi Nhà nước thu hồi đất.

Ký hợp đồng thuê đất cho các tổ chức trong và ngoài nước.

Bàn giao ranh giới đất tạm thời phục vụ công tác GPMB cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Bàn giao đất chính thức và cấp Trích lục bản đồ cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đã được Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức sử dụng đất trong Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đơn vị vũ trang nhân dân đang sử dụng đất vào mục đích an ninh quốc phịng.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tịa án nhân dân có thẩm quyền, đã thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đã được Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất.

Cấp Giấy chứng nhận QSHN ở và QSDĐ ở trên địa bàn thành phố (cho các hộ gia đình và cá nhân).

Đăng ký diện tích nhà mới xây dựng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận QSHN ở và QSDĐ ở.

Xóa nhận nợ và đính chính những sai sót trên Giấy chứng nhận QSHN ở và QSDĐ ở.

Cấp đổi Giấy chứng nhận QSHN ở và QSDĐ ở.

Chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp (hoặc bảo lãnh), góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; mua bán, trao đổi, tặng cho, chia, thừa kế nhà đất của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn Thành phố (đối với Giấy chứng nhận do UBND Thành phố cấp).

+ Căn cứ pháp lý để xây dựng TTHC: giống như giai đoạn trên.

- Giai đoạn từ tháng 04/2006 đến tháng 10/2006:

+ Tên gọi TTHC:

Nhóm giao đất hoặc cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: 5 TTHC Nhóm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng: 6 TTHC

Nhóm đăng ký biến động sau khi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 9 TTHC

+ Căn cứ pháp lý để xây dựng TTHC: Luật đất đai năm 2003 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003; Quyết định số 68/2006/QĐ- UBND ngày 15/05/2006 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố; Quyết định số 1494/TNMT-TCHD ngày 28/04/2006 của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất ban hành Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở.

+ Mục đích: ngồi các mục đích đã nêu tại các giai đoạn trên, Danh mục TTHC có sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2003.

Giai đoạn từ tháng 10/2006 đến tháng 07/2008:

Để giảm thiểu việc các doanh nghiệp phải nộp hồ sơ nhiều lần cho 1 TTHC. Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 2025/QĐ-TNMTNĐ ngày 30/10/2006 ban hành các thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm giải quyết của Sở.

Số TTHC khơng thay đổi, nhưng quy trình giải quyết hồ sơ đã cải cách theo nguyên tắc luân chuyển hồ sơ giữa các phòng nghiệp vụ trong Sở: tổ chức chỉ nộp

01 bộ hồ sơ, các phịng chun mơn của Sở giải quyết hồ sơ xong phải chuyển hồ sơ và kết quả xuống Bộ phận một cửa; Bộ phận một cửa trả kết quả cho tổ chức, tiếp nhận hồ sơ bổ sung để giải quyết các bước tiếp theo, chuyển cùng hồ sơ lên cho Phịng chun mơn tiếp theo của Sở; khơng được yêu cầu tổ chức phải phô tô tài liệu để lập lại hồ sơ.

- Giai đoạn từ ngày 17/7/2008 đến 14/7/2009:

+ Tên gọi TTHC:

Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chuyển mục đích sử dụng đất, hoặc chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp chuyển hình thức sử dụng đất.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đã được Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất trước ngày 01/07/2004.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức sử dụng đất trong Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đơn vị vũ trang nhân dân đang sử dụng đất vào mục đích an ninh quốc phịng.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đầu thầu dự án có sử dụng đất.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tịa án nhân dân có thẩm quyền, đã thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đang sử dụng đất trước ngày 01/07/2004 khơng có Quyết định giao đất, cho thuê đất (chưa được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất).

Đăng ký biến động sử dụng đất sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: gồm 25 TTHC.

+ Căn cứ pháp lý để xây dựng TTHC: Luật đất đai năm 2003 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003; Quyết định số 136/2007/QĐ-UBND ngày 30/11/2007 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy

định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở giãn dân nông thôn trên địa bàn thành phố; Quyết định số 69/QĐ- TCHD ngày 17/07/2008 của Sở Tài nguyên Môi trường ban hành Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Giai đoạn từ ngày 08/09/2009 đến 31/12/2009:

Thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010, UBND Thành phố đã có Quyết định số 4620/QĐ- UBND ngày 08/09/2009 về việc công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài ngun và Mơi trường, trong đó lĩnh vực về đất đai gồm 58 TTHC, cụ thể:

+ Tên gọi TTHC:

Nhóm giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: 7 TTHC

Nhóm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất: 33 TTHC

Nhóm đăng ký biến động về đất đai sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất: 18 TTHC.

+ Căn cứ pháp lý để xây dựng TTHC: Trên cơ sở Bộ TTHC từ ngày 14/7/2009 đến 08/09/2009, đối chiếu với danh mục TTHC của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Văn bản số 1568/BTNMT-VP ngày 15/5/2009 và hoàn thiện bộ TTHC theo tiêu chuẩn của Đề án 30.

2.4.2.2. Lĩnh vực nhà ở, xây dựng nhà ở

a. Thủ tục bán nhà tái định cư cho các hộ gia đình phục vụ cơng tác giải phóng mặt bằng:

Căn cứ pháp lý: Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật xây dựng; Các nghị định Chính phủ hướng dẫn thi hành luật; Các thơng tư hướng dẫn của các Bộ chuyên ngành: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính; Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 của UBND thành phố Hà Nội quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Mục đích của việc xác lập TTHC: Tạo điều kiện cho các hộ gia đình làm thủ

tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định hiện hành sau khi được bố trí tái định cư.

- Hồ sơ giải quyết TTHC:

+ Quyết định thu hồi đát của cấp có thẩm quyền giao cho Chủ đầu tư để thực hiện Dự án (Bản sao)

+ Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư của UBND Quận (Bản sao)

+ Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ gia đình của UBND Quận, (kèm theo phương án trích ngang tổng hợp của từng hộ gia đình- bản chính).

+ Văn bản chấp thuận bố trí quỹ nhà tái định cư của UBND TP (bản chính hoặc bản sao).

+ Văn bản thỏa thuận quỹ nhà tái định cư của Sở Xây dựng (bản chính hoặc bản sao).

+ Biên bản kết quả bốc thăm căn hộ tái định cư của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Quận (bản chính hoặc bản sao).

+ Tờ đề nghị bán nhà tái định cư kèm theo danh sách mua nhà tái định cư của các hộ gia đình (trong đó cụ thể hộ gia đình được mua nhà, số căn hộ, vị trí, diện tích, tổng số tiền mua nhà, số tiền trả lần đầu, số tiền trả dần…) (bản chính)

+ Quyết định phê duyệt giá nhà tái định cư của UBND Thành phố hoặc của Sở Tài chính (bản sao).

+ Các văn bản về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có liên quan.

b. Thủ tục về thiết kế cơ sở của dự án phát triển nhà ở:

Căn cứ pháp lý: Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật đất đai; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 12; Thông tư số 03/2009/TT-BXD; Quyết định số 217/2006/QĐ-UBND, số 14/2009/QĐ-UBND, số 73/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.

Mục đích xác lập TTHC: Quản lý sự phù hợp của thiết kế với quy hoạch xây dựng đã được duyệt, quản lý việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng trong thiết kế và năng lực hoạt động, xây dựng của nhà thầu theo quy định; Đảm bảo các chỉ tiêu chung cho mọi dự án được thống nhất trên địa bàn; Có cơ sở để thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

- Hồ sơ giải quyết TTHC: + Tờ trình thẩm định.

+ Thuyết minh và các bán vẽ thiết kế cơ sở.

+ Báo cáo khảo sát địa chất cơng trình giai đoạn thiết kế cơ sở. + Thuyết minh dự án

+ Các văn bản liên quan đến thủ tục lập dự án

+ Giấy tờ liên quan đến việc xác định, chứng minh quyền được sử dụng đất để lập dự án đầu tư.

+ Đăng ký kinh doanh của tổ chức tư vấn, thiết kế, khảo sát địa chất cơng trình và chứng chỉ hành nghề của các chủ trì khảo sát, thiết kế, định giá.

+ Văn bản cung cấp thông tin về quy hoạch, thiết kế kiến trúc cơng trình cấp điện, cấp thốt nước, phịng cháy chữa cháy và các văn bản thỏa thuận có liên quan theo quản lý chuyên ngành (nếu có) như an tồn đê điều, bảo vệ mơi trường, bảo vệ bí mật an ninh quốc phịng, bảo vệ các cơng trình văn hóa- di tích, giáo dục, giao thông, lưới điện cao áp.

c. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy phép xây dựng tạm, điều chính giấy phép xây dựng, gia hạn giấy phép xây dựng.

Căn cứ pháp lý: Luật Xây dựng, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng, pháp lệnh thủ đô; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, số 08/2005/NĐ-CP, số 92/2005/NĐ-CP, số 180/2007/NĐ-CP, số 12/2009/NĐ-CP, số 83/2009/NĐ-CP, quyết định số 89/2007/QĐ-TTg; Thông tư số 03/2009/TT-BXD; Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND, số 14/2009/QĐ-UBND, số 04/2010/QĐ-UBND.

Mục đích của việc xác lập TTHC: Cung cấp căn cứ để chính quyền và thanh tra xây dựng các cấp kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơng trình của các chủ đầu tư, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng nếu có; Các cá nhân, tổ chức xin phép xây dựng được phép xây dựng cơng trình để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của thủ đô hà nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)