KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của thủ đô hà nội (Trang 110 - 133)

1. Kiến nghị Cục Kiểm sốt thủ tục hành chính kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ rà sốt các quy định, thủ tục hành chính trọng tâm hàng năm để Thành phố còn triển khai tới các đơn vị, địa phương

2. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thống nhất đầu mối tiếp nhận thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

3. Kiến nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù đối với thành phố Hà Nội để tăng biên chế đối với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đối với các sở, quận, huyện, thị xã vì số lượng giao dịch TTHC ở các cấp của Thành phố rất lớn so với các địa phương khác.

4. Kiến nghị Bộ Nội vụ xây dựng và ban hành tiêu chí mơ hình chuẩn Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp huyện để hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất.

5. Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và chuyển giao phần mềm điện tử thống nhất dùng chung cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện

cũng như các cơ quan của Thành phố trong việc sử dụng các cơ sở dữ liệu để giải quyết TTHC cho công dân, tổ chức.

6. Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương xây dựng quy trình giải quyết TTHC liên thơng của cấp mình để địa phương có thể thơng báo cơng khai thời gian giải quyết TTHC cho công dân, tổ chức được biết.

7. Kiến nghị Bộ Nội vụ sớm có hướng dẫn triển khai đo lường mức độ hài long của người dân đối với với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

KẾT LUẬN

Đại hội Đại biểu lần thứ XI của Đảng đã xác định cải cách thủ tục hành chính là một trong 5 trọng tâm công tác cần tập trung chỉ đạo. Cải cách thủ tục hành chính cũng là 1 trong 2 khâu đột phá trong chiến lược phát triển của Thủ đơ trong giai đoạn 2010-2015.

Có thể nói chỉ đạo đẩy mạnh CCHC là quan điểm chỉ đạo nhất quán xuyên suốt những năm qua của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, kết quả to lớn đã đạt được đã công bố trên Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố, niêm yết tại các bộ phận một cửa giải quyết TTHC cho nhân dân đã thể hiện nỗ lực trực tiếp, kiên trì trong những năm qua của hàng ngàn cán bộ công chức trong hệ thống Tổ cơng tác 30 tồn Thành phố, phịng Kiểm sốt TTHC, phịng Nội vụ các cấp hành chính cũng là kết quả của 1 q trình chỉ đạo quyết liệt lâu dài của tồn Đảng bộ Thành phố.

Nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính đã rõ ràng với mục tiêu ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và tổ chức, song bước đi và lộ trình, cách tiếp cận để giải quyết vẫn là bài tốn vơ cùng khó khăn trong điều kiện tiền lương và chế độ đãi ngộ đội ngũ cán bộ còn rất hạn chế.

Luận văn tiếp cận từ thực tế từ giải quyết các TTHC tại Thành phố Hà Nội, qua các giai đoạn cụ thể, với các chủ thể khác nhau thực hiện công tác cải cách TTHC. Trong đó cũng đã đi vào đánh giá cụ thể 03 nhóm TTHC là xây dựng, nhà đất và thuế, đánh giá phân tích các nhân tố tác động và cũng đề ra bài học hữu ích.

Cơng cuộc cải cách hành chính Thủ đơ nói chung, đặc biệt là cải cách TTHC có ý nghĩa to lớn đó thể hiện trên cả 3 phương diện: chuyển biến nhận thức chính trị, hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Về chuyển biến nhận thức: Qua quá trình thực hiện cải cách TTHC ý thức

trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, tinh thần cầu thị đổi mới, sáng tạo cải cách TTHC của đội ngũ cán bộ cơng chức TP đã có những chuyển biến tích cực. Tinh thần xây dựng một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng ngày càng cao về chất lượng dịch vụ, đa dạng phong phú về loại hình trước những

biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đang từng bước hình thành rõ nét trong tinh thần chỉ đạo, hành động hàng ngày hàng giờ của công chức Thành phố.

Công dân Thủ đơ với mặt bằng văn hóa cao, cộng đồng doanh nghiệp Thủ đơ trong đó có nhiều cơng ty xun quốc gia đang theo dõi sát sao và trông đợi vào cơng cuộc cải cách nền hành chính của Thủ đơ. Thông qua việc nghiên cứu, tiếp cận các bộ thủ tục hành chính cơng khai trên Cổng giao tiếp điện tử Thành phố, các bộ phận tiếp công dân của các cơ quan hành chính Thủ đơ nhận thức của các tầng lớp nhân dân Thủ đơ về cơng tác cải cách thủ tục chính nói chung, tìm hiểu và chuẩn bị các hồ sơ hành chính nói riêng đã đạt chất lượng cao hơn góp phần giải quyết nhanh hơn các thủ tục hành chính.

Về hiệu quả kinh tế: Tại “Hội nghị giao ban các bộ, ngành về rà sốt thủ tục

hành chính theo Đề án 30” chiều 1/3/2010, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ kiêm Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách về cải cách thủ TTHC của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Kết quả rà sốt 256 thủ tục hành chính ưu tiên cho thấy nếu triển khai thực sự hiệu quả, lợi ích của việc đơn giản hóa TTHC là rất lớn, lên tới 6.000 tỉ đồng/năm. “Như vậy, lợi ích tiềm năng của việc đơn giản hóa trên 5.400 TTHC cịn lại có thể tiết kiệm chi phí xã hội hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm, nếu chúng ta đưa ra được các phương án cải cách hiệu quả, vừa tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo được mục tiêu quản lý. Vì thế, mục tiêu cắt giảm 30% TTHC và 30% chi phí là có thể đạt được”.

Đối với Thành phố Hà Nội chỉ riêng việc đơn giản hoá 71,2% TTHC của 1816 thủ tục ở các 3 cấp chính quyền rõ ràng với cách tính của Tổ cơng tác của Thủ tướng Chính phủ sẽ đạt hiệu quả hàng ngàn tỷ đồng.

Ý nghĩa xã hội sâu sắc và rộng lớn: Việc rà sốt tồn bộ các thủ tục liên

quan đến việc hỗ trợ các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em không nơi nương tựa đưa vào cơ sở giáo dưỡng, thực hiện chính sách đối với người có cơng, hỗ trợ các đối tượng dễ tổn thương tái hoà nhập xã hội... được thực hiện nghiêm túc và quyết liệt giai đoạn vừa qua có một ý nghĩa xã hội sâu

sắc, trực tiếp qua đó tiếp tục ngày càng hoàn thiện càng thủ tục, tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ thể hiện bản chất ưu việt của chế độ, tinh thần nhân đạo của dân tộc, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Kết quả của việc nghiên cứu Luận văn đã chỉ ra rằng điều kiện tiên quyết để cải cách TTHC có hiệu quả là cần có sự kiểm sốt quyền lực nhà nước - cụ thể là cần kiểm sốt thủ tục hành chính và việc thực thi các TTHC của các cơ quan công quyền. Từ việc thiết lập hệ thống đầu mối và cơ quan kiểm soát TTHC từ cấp Trung ương đến địa phương sẽ là điều kiện tiền đề để công khai, minh bạch, cung cấp thông tin về việc giải quyết các TTHC, tạo điều kiện về thông tin cho người dân giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Luận văn cũng gợi mở việc phân loại các TTHC theo các tiêu chí khác nhau, phục vụ các mục tiêu quản lý và xã hội hoá của Nhà nước cần sự vào cuộc mạnh mẽ và tích cực hơn nữa của các nhà khoa học hành chính. Xây dựng một nền hành chính hiện đại chuyên nghiệp cần sự vào cuộc thực sự của khoa học hành chính. Kết quả cụ thể của Luận văn là đề xuất để được điều chỉnh bổ sung bộ TTHC của Thành phố theo hướng đơn giản, dễ thực hiện hơn.

Một điểm nữa mà đề tài đề cập là hiệu quả của việc thực hiện TTHC hiện nay sẽ cải thiện tốt hơn nếu Thành phố đầu tư mạnh hơn vào hệ thống CNTT, website và tăng cường hỗ trợ pháp lý cho cá nhân và tổ chức. Thực tế cho thấy phần lớn cá nhân và tổ chức chưa am hiểu các thủ tục họ phải thực hiện vẫn phải nhờ cậy sự tư vấn và giúp đỡ từ phía các đối tượng khác.

Các nghiên cứu trong Luận văn còn bị hạn chế nhiều trong việc tiếp cận thông tin, không gian nghiên cứu cũng như phạm vi và quy mơ, do đó chúng tơi mong muốn Thành phố sẽ có nhiều hơn các nghiên cứu về cải cách TTHC./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Acuña-Alfaro, Jairo (2009), (chủ biên), Cải cách nền hành chính Việt Nam,

Thực trạng và giải pháp, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hỗ trợ cộng đồng. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam.

2. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2006), (đồng chủ biê n), Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb Thống kê.

3. Báo cáo cải cách hành chính TP Hà Nội - Sở Nội vụ các năm 2001 cho đến nay.

4. Báo cáo tổng hợp: Mơ hình chức hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN

của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta trong thời kỳ CNH-HDH

đất nước – Đề tài KX-04-02.

5. Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1294/QĐ-BNV phê duyệt Đề

án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

6. Các báo cáo của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ

tướng Chính phủ.

7. Chủ tịch UBND Thành phố ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày

04/01/2013 về việc thực hiện “Năm kỷ cương hành chính – 2013”.

8. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội.

9. Hà Nội muốn lên bậc năng lực cạnh tranh nguồn http://www.tienphong.vn/xa-

hoi/635963/ha-noi-muon-len-bac-nang-luc-canh-tranh-tpp.html.

10. Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 22/3/2012 về Ứng dụng CNTT trong hoạt

động của các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội năm 2012.

11. Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 13/12/2012 về công tác CCHC năm 2013.

12. Kỷ yếu Hội thảo“Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của

các nhà khoa học” - Học viện hành chính quốc gia 2010.

13. Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm sốt Thủ

tục hành chính.

14. Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ về việc cải cách một bước

15. Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

16. Quyết định số 100/QĐ-UB ngày 16/7/2002 ban hành Quy định về quy trình và

thời hạn giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng; Quyết định số 217/2006/QĐ-UBND ngày 06/12/2006 ban hành Quy định về liên thông giải quyết một số TTHC trong quản lý các dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Quyết định số 15/2007/QĐ-UBND ngày 23/01/2007 ban hành Quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 09/02/2007 ban hành Quy định về Quy trình giải quyết một số TTHC trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội..

17. Quyết định số 68/1999/QĐ-UB ngày 18/08/1999 về việc ban hành quy định về

thủ tục giao đất, thuê đất; Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 15/05/2006 ban hành quy định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố; Quyết định số 136/2007/QĐ-UBND ngày 30/11/2007.

18. Quyết định số: 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước giai đoạn 2001 – 2010.

19. Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 quy định về bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 217/2006/QĐ-UBND, số 14/2009/QĐ-UBND, số 73/2009/QĐ-UBND.

20. Quyết định số 1383/QĐ-BNV ngày 28.12.2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phê

duyệt Đề án “Xây dựng Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước”

21. Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010.

22. Quyết định số 3515/QĐ-UBND ngày 05/6/2013 về việc thành lập Ban Chỉ đạo

đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015.

23. Phạm Xuân Sơn (2010), Chủ nhiệm, Đề tài khoa học cấp Thành phố Hà Nội,

Một số giải pháp hồn thiện thủ tục hành chính đối với hoạt động đăng ký kinh doanh cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

24. Phạm Xuân Sơn (2012), Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp Thành phố Hà Nội,

Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền huyện thành phố Hà Nội, (nghiên cứu trường hợp huyện Đông Anh).

25. Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 156/2003/QĐ-UB ngày

11/11/2003 về thực hiện Quy chế "một cửa" trong giải quyết TTHC tại cơ quan hành chính của Thành phố Hà Nội và Quyết định số 171/2004/QĐ-UB ngày 22/11/2004 về thực hiện Quy chế một cửa trong giải quyết TTHC tại UBND xã, phường, thị trấn.

26. Nguyễn Văn Thâm (2002), (Chủ biên), Thủ tục hành chính; Lý luận và thực

tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

27. Theo Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố Hà Nội Nguồn:

http://vanban.hanoi.gov.vn/web/guest/thutuchanhchinh?ssw9ca839ba.

28. UBND Thành phố đã có Quyết định số 89/2006/QĐ-UBND về việc thành lập

Tổ công tác và giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, UBND phường, xã, thị trấn tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính.

29. UBND Thành phố đã ban hành và triển khai Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày

24/4/2013 về việc triển khai việc tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số CCHC thành phố Hà Nội năm 2012.

30. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV.

31. Nguyễn Cửu Việt (2010), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – Khoa Luật,

Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

32. Đinh Ngọc Vượng, Cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở

Việt Nam hiện nay, nguồn http://luatminhkhue.vn/lao-dong_1/cai-cach-hanh-

chinh-va-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-o-viet-nam-hien-nay.aspx

33. Nguyễn Như Ý (1995), (chủ biên), Từ điển tiếng Việt thông dụng,Nxb. Giáo

dục Hà Nội.

34. http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/10-su-kien-noi-bat-cua-viet-nam-nam-2009-

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN VỀ CƠNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH & CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

QUA CÁC THỜI KỲ -----------

* Giai đoạn từ năm 1994 - 2000

+ Từ năm 1994 - 1996:

1. Ngày 18/5/1994, UBND Thành phố ban hành Chỉ thị số 22/CT-UB về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của thủ đô hà nội (Trang 110 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)