Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm xã hội tự nguyện trong luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (Trang 39 - 40)

2.1. Thực trạng các quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện

2.1.1. Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình.

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Và khi nào cần tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động căn cứ theo đúng quy định nêu trên xem mình thuộc nhóm đối tượng nào để có thể đóng BHXH. Việc nhà nước ta không khống chế trần độ tuổi đóng BHXH tự nguyện nhằm tạo điều kiện cho các lao động khu vực phi chính thức tham gia vào BHXH tự nguyện. Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định:

1.Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Tuy đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không còn 03 nhóm đối tượng là người lao động làm việc theo hợp

đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn nhưng Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bỏ quy định về tuổi trần tham gia BHXH tự nguyện là sự mở rộng cho đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam, trong độ tuổi lao động. Như vậy với Luật BHXH năm 2006, người hết tuổi lao động không còn được tham gia BHXH tự nguyện. Điều này đặt ra nhiều khó khăn cho những người hết tuổi lao động nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội nên không được hưởng các quyền lợi như những người lao động đã đóng đủ năm khác. Thì Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã giải quyết được vướng mắc này.

Tuy nhiên sự phát triển của công nghệ thông tin làm nảy sinh nhiều ngành nghề mới, làm mở rộng nhóm đối tượng tham gia vào khu vực lao động phi chính thức với mức thu nhập đa dạng và nhóm độ tuổi tham gia cũng đa dạng không kém; điều này đặt ra vấn đề làm thế nào để quy định pháp luật bảo hiểm xã hội sẽ mở rộng để điều chỉnh chính nhóm đối tượng mới này, tạo điều kiện để họ tham gia BHXH, trước tiên là bảo hiểm xã hội tư nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm xã hội tự nguyện trong luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)