Vai trò của pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm xã hội tự nguyện trong luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (Trang 29 - 32)

1.2. Điều chỉnh pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.2.4. Vai trò của pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tại một số nước phát triển như Pháp hoặc Đức vẫn luôn tồn tại những nhóm “bất hòa” [40] phản đối nền an sinh xã hội có tính bắt buộc dựa trên ba lý lẽ cơ bản: sự khác biệt giữa các cá nhân và nhu cầu bảo vệ của họ (Tôi còn trẻ, tôi không có gia đình, tại sao tôi phải được bảo hiểm?); quyền tự do lựa chọn (Tôi không muốn trả phí, tiết kiệm và đầu tư tiền của mình cho thời điểm nghỉ hưu); cạnh tranh tự do (Tôi muốn có thể tự mua bảo hiểm với công ty bảo hiểm mà tôi chọn, trong khuôn khổ tự do cung cấp dịch vụ, chứ không phải là bảo hiểm xã hội bắt buộc của Nhà nước). Tuy nhiên những nhóm đối tượng này cũng không thể phủ nhận việc những rủi ro mà con người không thể kiểm soát được luôn tồn tại đe dọa cuộc sống của mỗi người. Con người cần có biện pháp đảm bảo khi rủi ro xảy ra, điều này cần được chuẩn bị ngay cả khi rủi ro chưa hiện hữu. Khi rơi vào các trường hợp rủi ro không lường trước được, nhu cầu cần thiết cơ bản sẽ tăng lên, thậm chí phát sinh nhu cầu mới: cần được điều trị khi ốm đau, cần được nuôi dưỡng, chăm sóc khi gặp tai nạn, … Để khắc phục những tình trạng trên, sự đoàn kết giữa người với người càng trở nên cần thiết: sự đoàn kết giữa các thế hệ giữa những người hoạt động và nghỉ hưu, sự đoàn kết giữa người khỏe và người bệnh, tình đoàn kết giữa gia đình có con và hộ gia đình không có con cái; sự đoàn kết giữa người

có thu nhập cao và người có thu nhập thấp. Bảo hiểm trở thành biện pháp khắc phục rủi ro hiệu quả nhất bằng việc san sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm trên những chuẩn mực đã được thống nhất từ trước.

Dưới góc độ kinh tế, tham gia bảo hiểm xã hội và được bảo hiểm xã hội phản ánh quy luật cung – cầu. Xuất phát từ nhu cầu khiến những rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ được đảm bảo ổn định cũng như giúp giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, việc sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết; Nhà nước đứng ra can thiệp và xây dựng nguồn quỹ nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi không may gặp phải những biến cố bất lợi. Khi nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn, khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo; khi các thành viên trong xã hội cảm thấy cần thiết tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội thì sự xuất hiện của bảo hiểm xã hội tự nguyện như một tất yếu khách quan của cuộc sống mà không phải do ý chí chủ quan của nhà làm luật.

Đối với người lao động

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động phải trích một khoản phí từ thu nhập hằng tháng nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Khi gặp rủi ro, bất hạnh chính sách bảo hiểm xã hội sẽ giúp họ được nhận một khoản tiền trợ cấp để bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm nhằm đảm bảo ổn định thu nhập, ổn định đời sống. Bên cạnh đó, ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, bảo hiểm xã hội tạo được tâm lý an tâm, tin tưởng. Bảo hiểm xã hội đã góp phần làm vững chắc đời sống tinh thần cho người lao động đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân lao động.

Đối với xã hội

rủi ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH. Tuy nhiên mối quan hệ mối quan hệ này thể hiện trên giác độ khác nhau. Người lao động tham gia BHXH với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Người sử dụng lao động tham gia BHXH là để tăng cường tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho người lao động nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội. Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn sâu sắc của BHXH.

BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHXH tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân-thiện-mỹ nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”. BHXH là yếu tố tạo nên sự hoà đồng mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo chủng tộc, vị thế xã hội đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên.

BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương ái của cộng đồng: Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân tố quan trọng cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.

BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội, BHXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Trên giác độ kinh tế, BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này người lao động được thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội.

Đối với nền kinh tế thị trường

xã hội trở nên rõ rệt nhưng cũng đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Những 12g rủi ro xảy ra trong cuộc sống không loại trừ một ai, nếu rơi vào những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn. BHXH đã góp phần ổn định đời sống cho họ và gia đình họ.

Khi tham gia BHXH cho người lao động sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, gắn bó tận tình của người lao động trong các doanh nghiệp làm cho mối quan hệ thị trường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao động vận động theo hướng tích cực góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.

Quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung rất lớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

BHXH vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển nhưng mặt khác tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm xã hội tự nguyện trong luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (Trang 29 - 32)