CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. ThS. Luật 60 38 50 (Trang 90 - 95)

TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM.

3.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thanh toán bằng L/C theo hƣớng tiếp cận gần hơn với chuẩn mực quốc tế về giao dịch thanh toán

3.1.1.1. Đối với Nhà nước, Chính phủ

Thứ nhất cần nhanh chóng xây dựng văn bản pháp luật riêng về thanh toán bằng thƣ tín dụng bởi vì cho đến nay, lĩnh vực thanh toán bằng thƣ tín dụng vẫn chƣa có văn bản riêng điều chỉnh. Các văn bản hiện hành có giá trị pháp lí điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thƣ tín dụng đã trở nên quá lạc hậu không theo kịp với thực tiễn. Vì vậy đặt ra vấn đề xây dựng văn bản pháp luật mới điều chỉnh hoạt động thƣ tín dụng tại Việt Nam là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và thông lệ quốc tế là định hƣớng cơ bản để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực thanh toán này. Trong đó xây dựng những quy phạm điều chỉnh các vấn đề thiết yếu nhƣ:

- Những quy định chung: gồm các điều khoản về định nghĩa thƣ tín dụng; đối tƣợng hoạt động thanh toán bằng thƣ tín dụng; điều khoản các giải thích các thuật ngữ liên quan nhƣ: ngân hàng thông báo, ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng xác nhận…; điều khoản về luật áp dụng.

- Những quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng thƣ tín dụng. Những quy định này phải cụ thể đối với từng chủ thể tham gia thanh toán bằng thƣ tín dụng: chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán và chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thƣ tín dụng.

- Quy định về thủ tục thực hiện các giao dịch thanh toán bằng thƣ tín dụng. Thủ tục thanh toán bằng thƣ tín dụng phải đƣợc xây dựng phù hợp với với thông lệ và tập quán quốc tết, đảm bảo quy trình thanh toán hiệu quả và hạn chế rủi ro.

- Những quy định về các biện pháp bảo đảm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp, bảo đảm.

- Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thanh toán bằng thƣ tín dụng.

- Những quy định về vi phạm và xử lý vi phạm.

Nhƣ vậy, việc xây dựng quy chế thanh toán bằng thƣ tín dụng phải đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam có liên quan nhƣ: luật các tổ chức tín dụng, luật thƣơng mại, pháp lệnh ngoại hối, luật các công cụ chuyển nhƣợng, luật hải quan…Đồng thời phải phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế nhƣ: UCP, ISBP…

Thứ hai Bên cạnh đó cần có các quy định cụ thể tạo sự thống nhất về pháp lý cho những giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ giao dịch chứng từ. Thực tế các khách hàng đến ngân hàng yêu cầu mở thƣ tín dụng đều không có văn bản pháp luật có tính chất hợp đồng đƣợc thỏa thuận bằng văn bản. Hầu hết các ngân hàng chỉ quy định những loại giấy tờ nhƣ: đơn yêu cầu mở thƣ tín dụng, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh ngân hàng và ký hậu vận đơn, thông báo thƣ tín dụng, đơn xin chiết khấu chứng từ… Các chứng từ này có tính chất là những giao dịch ngân hàng, không thể hiện đƣợc tính chất pháp lý và ràng buộc giữa các bên nên khi giải quyết tranh chấp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để thực hiện đƣợc những vấn đề trên đây, Quốc hội cần thiết phải đƣa Thanh toán tín dụng bằng L/C vào chƣơng trình xây dựng pháp luật. Phƣơng thức L/C đang và chắc chắn vẫn sẽ là phƣơng thức chủ yếu trong TTQT ở

Việt Nam. Vì vậy, cần có các văn bản Luật hoặc dƣới luật (Luật, Pháp Lệnh, Nghị định) quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia cũng nhƣ trong trƣờng hợp có xung đột pháp luật giữa UCP500, UCP 600 và luật pháp quốc gia

Thứ ba Do phƣơng thức tín dụng chứng từ là một phƣơng thức đã và đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và do đó cần có các văn bản pháp lý giải thích rõ ràng về mối quan hệ giữa tập quán quốc tế UCP 600 và luật pháp trong nƣớc. Đặc biệt đối với pháp luật trong nƣớc điều chỉnh hoạt động này cần phải tiến hành một số sửa đổi. Cụ thể:

Sửa đổi, bổ sung điều 16 quyết định số 226/2002/QQĐ-NHNN:

Định nghĩa về thƣ tín dụng trong điều 16 quyết định 226 đƣợc xây dựng theo hƣớng liệt kê vừa dài dòng nhƣng lại không đầy đủ, không thể áp dụng chung cho tất cả các loại thƣ tín dụng. hơn nữa, định nghĩa đƣợc xây dựng dƣới góc độ hình thức thanh toán của thƣ tín dụng nên không phản ánh đƣợc bản chất của thƣ tín dụng. Cho nên đặt ra một yêu cầu đó là cần thiết phải xây dựng một khái niệm đầy đủ cho hoạt động này.

Khoản 2 điều 16 quyết định số 226 quy định: “việc mở, phát hành, sửa

đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền, nghĩa vụ cảu các bên liên quan trong thanh toán thưu tín dụng do các bên thanh toán thỏa thuận áp dụng và theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam”.

Việc quy định liệt kê các hoạt động trong thanh toán bằng thƣ tín dụng có ƣu điểm là rõ ràng nhƣng lại thiếu tính bao quát. Cùng với việc sử dụng dấu ba chấm làm điều luật trở nên khó xác định. Theo ý kiến của nhóm Điều luật này có thể sửa lại nhƣ sau: “quy trình thanh toán bằng thư tín dụng và quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán bằng thư tín dụng do các bên thảo thuận áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam”.

toán bằng thƣ tín dụng: việc mở phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán bằng thƣ tín dụng thực hiện theo các quy tắc chung về tín dụng chứng từ do phòng thƣơng mại quốc tế ICC ban hành, do các bên tham gia thanh toán thỏa thuận áp dụng và theo quy đinh hiện hành của pháp luật Việt Nam. Quy định này khá phức tạp, không rõ ràng. Vì vậy, có thể sửa đổi theo hƣớng: “thanh toán bằng thư tín dụng trong thanh toán quốc tế được điều chỉnh bởi quy tắc thực hành thống nhát về tín dụng chứng từ do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành, do các bên thỏa thuận và theo qua định của pháp luật Việt Nam”.

- Quyết định số 711/2001/QĐ_NHNN quy định về quy chế mở thƣ tín

dụng nhập hàng trả chậm nhƣng không có định nghĩa thế nào là thƣ tín dụng trả chậm nên cần phải bổ sung giải thích về vấn đề này một cách hợp lý để việc hoạt động trở nên dễ dàng và không vƣớng mắc.

- Về giá trị tối thiểu của thƣ tín dụng, pháp luật hiện hành quy định giá

trị tối thiểu của một thƣ tín dụng là 10 triệu đồng trong bối cảnh hiện nay là không hợp lý, làm giảm khả năng tự định đoạt của chủ thể trong quá trình thanh toán và làm mất đi tính chủ động, linh hoạt của họ trong việc lựa chọn dịch vụ thanh toán. Vì vậy, thiết nghĩ có thể thay đổi quy định này bằng cách để các chủ thể tự lựa chọn giá trị tối thiểu của thƣ tín dụng.

- Về thời hạn hiệu lực của thƣ tín dụng: pháp luật hiện hành quy định thời hạn hiệu lực của thƣ tín dụng là 3 tháng, kể từ ngày ngân hàng bên mua mở thƣ tín dụng nhƣng lại không định nghĩa hay giải thích cụ thể nào về khái niệm thời hạn hiệu lực của thƣ tín dụng. Trong khi đó UCP500 đã quy định rất rõ về vấn đề này, tạo cơ hội cho các bên tự quyết định sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của họ, nên pháp luật Việt Nam cũng không nên áp đặt thời hạn hiệu lực của thƣ tín dụng là 3 tháng nhƣ vậy.

- Bên cạnh đó, cần có các quy định cụ thể tạo sự thống nhất về pháp lí cho những giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ tín dụng chứng từ. Thực tế, các khách hàng đến ngân hàng yêu cầu mở thƣ tín dụng đều không có văn bản có tính chất hợp đồng đƣợc thỏa thuận bằng văn bản. hầu hết, các ngân hàng chỉ quy định những loại giấy tờ nhƣ: đơn yêu cầu mở thƣ tín dụng, giấy cam kết thanh toán, đớn xin chiết khấu chứng từ… các chứng từ này có tính chất là những giao dịch ngân hàng, không thể hiện tính chất pháp lí và ràng buộc giữa các bên nên khi giải quyết tranh chấp sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Một vấn đề nữa là phải tăng cƣờng tính cƣỡng chế của các phán quyết, các phán quyết của trọng tài hoặc toà án dựa trên UCP 600 phải đƣợc các bên tuân thủ và thực hiện. Ở Việt Nam hiện nay có một thực trạng là với quá trình tham gia hội nhập kinh tế, trong quan hệ với các nƣớc bên ngoài, các bên Việt Nam thƣờng phải hành động theo thông lệ quốc tế. Thế nhƣng quan hệ giữa các bên trong nƣớc luật pháp chƣa thực sự bảo đảm quyền lợi của các bên và tính cƣỡng chế còn thấp. Chính sự không đồng bộ trong mức phát triển về luật pháp trong nƣớc và luật pháp quốc tế là một nguyên nhân gây ra tranh chấp giữa các bên.

3.1.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nƣớc cần tập trung xây dựng các điều kiện cần thiết trình Chính phủ ban hành những văn bản luật hoặc dƣới luật về Thanh toán bằng thƣ tín dụng. Ngân hàng Nhà nƣớc nên thành lập một đơn vị chuyên về TTQT trong đó có Thanh toán bằng L/C, có nhiệm vụ hƣớng dẫn chỉ đạo hoạt động này đối với các NHTM. Thực tế cho tới nay khi có phát sinh vƣớng mắc về TTQT, có nhiều Vụ, Cục phải tham gia (Vụ Pháp chế, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Quan hệ quốc tế….).

3.1.1.3. Đối với Hiệp hội ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng cần thƣờng xuyên tổ chức trao đổi về TTQT giữa các NHTM. Trên cơ sở đó, tập hợp các vƣớng mắc, các kiến nghị gửi Phòng Thƣơng mại Quốc tế. Đồng thời xây dựng chuyên mục TTQT (Thanh toán bằng L/C) trong tạp chí của Hiệp hội (Tạp chí Thị trƣờng Tài chính Tiền tệ), tiến tới xuất bản Tạp chí chuyên về TTQT./.

3.1.2. Cần có các quy định cụ thể về cách giải quyết khi có sự xung đột pháp luật giữa PLQG và thông lệ quốc tế về thanh toán bằng L/C đột pháp luật giữa PLQG và thông lệ quốc tế về thanh toán bằng L/C

Bên cạnh việc xây dựng các văn bản luật hoặc dƣới luật về tín dụng chứng từ, chúng ta cần có những quy định cụ thể về cách giải quyết các tranh chấp về TTQT nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng theo xu hƣớng tiệm cận hơn với pháp luật quốc tế. Cần có cơ chế rõ ràng giải quyết những xung đột giữa pháp luật quốc gia và thông lệ quốc tế về thanh toán bằng L/C.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. ThS. Luật 60 38 50 (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)