NGUYÊN NHÂN RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. ThS. Luật 60 38 50 (Trang 85 - 90)

BẰNG PHƢƠNG THỨC L/C TẠI CÁC NHTM NÓI CHUNG VÀ AGRIBANK NÓI RIÊNG

2.4.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Trong nền kinh tế thị trƣờng các doanh nghiệp cũng nhƣ các

lớn của các quy luật cung – cầu, qui luật cạnh tranh…nên phải thƣờng xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía. Có khi do giá cả thay đổi, do công nghệ lạc hậu, khả năng quản lý và điều hành yếu kém, các cuộc khủng hoảng tài chính… gây phản ứng dây chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh, thậm chí là phá sản

Thứ hai: Những nguyên nhân gây ra biến cố chính trị, xã hội kinh tế…

của một nƣớc: Những mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe dọa sự ổn định nội bộ của một nƣớc. Rồi những xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động và chiến tranh. Hay vĩ mô hơn nữa về mặt tài chính là vấn đề nợ nƣớc ngoài chồng chất khiến chính phủ nƣớc nhập khẩu buộc phải đƣa ra biện pháp, chính sách bảo hộ hàng trong nƣớc họ, cấm thánh toán hay chuyển ngoại tệ ngoại hối ra nƣớc ngoài. Khi dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị thâm hụt nặng nề, khiến cho chính phủ nƣớc nhập khẩu buộc đƣa ra biện pháp cấp bách dừng thanh toán với nƣớc ngoài

Thứ ba: Môi trƣờng pháp lý và luật pháp của mỗi bên khác nhau, dù

cho TTQT lựa chọn phƣơng thức thanh toán bằng L/C theo UCP600, song ở nhiều nƣớc khác nhau, giao dịch này cũng bị điều chỉnh, chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. UCP và luật pháp quốc gia tạo thành hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các NHTM nói chung khi tham gia TTQT. Tuy nhiên mức độ vận dụng UCP của từng nƣớc vào thực tiễn không giống nhau, vì phải tùy thuộc vào pháp luật nƣớc đó. Luật quốc gia thông thƣờng tôn trọng và ít khi đối đầu vớ thông lệ quốc tế, nhƣng không phải hoàn toàn không có mâu thuẫn. Nếu có sự khác biệt thậm chí là đối nghịch với UCP thì luật quốc gia sẽ chiếm ƣu thế và phải đƣợc tuân thủ. Quan điểm của ICC (Phòng thƣơng mại quốc tế) là UCP (qui tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ) không thể làm thay đổi luật quốc gia, những tranh chấp nếu có tốt

nhất là để cho tòa an xem xét và phán quyết. Vì vậy rủi ro về pháp lý là không tránh khỏi.

Ví dụ năm 1994, một công ty nhập khẩu Việt Nam kiện ngƣời bán hàng Hàn Quốc tại trọng tài quốc tế Việt Nam do gian lận trong giao hàng và vi phạm cam kết hợp đồng thƣơng mại. Trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau: bộ chứng từ hoàn hảo, nên NHPH đã ký chấp nhận hối phiếu, nhà nhập khẩu đã phát hiện có gian lận và vi phạm hợp đồng thƣơng mại, nhà nhập khẩu kiện nhà xuất khẩu lên trọng tại quốc tế Việt Nam. Tòa án phán quyết là “Ngƣời bán buộc phải nhận lại hàng, đền bù thiệt hại do việc giao hàng không đúng hợp đồng và chịu án phí”. Căn cứ vào phán quyết của trọng tài, ngƣời nhập khẩu Việt Nam yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C trả lại tài sản thế chấp và yêu cầu bỏ thành toán. Tuy nhiên theo điều 5 UCP 600 thì ngân hàng giao dịch bằng chừng từ chứ không giao dịch bằng hàng hóa mà các chứng từ liên quan đến. Ngƣời mua kiện ngƣời bán theo hợp đồng thƣơng mại, quyết định của trọng tài cũng không đề cập đến việc thanh toán L/C. Ngoài ra, Việt Nam cũng không có một văn bản nào điều chỉnh nghĩa vụ cũng nhƣ trách nhiệm của ngân hàng phát hành khi có sự kiện tụng giữa hai bên mua bán.

Thứ tư: Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động TTQT còn thiếu và chƣa

đồng bộ tài Việt Nam. Mặc dù luật NH đã ban hành và có hiệu lực, nhƣng chúng ra chƣa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc. Các văn bản hiện hành thì chồng chéo, liên tục có sự thay đổi, không thống nhất gây khó khăn cho các NHTM trong việc áp dụng những qui định, điều luật vào thực tiễn, khiến hiệu quả hoạt động không cao. Việt Nam chƣa có văn bản chính thức qui định rõ ràng về hoạt động TTQT nói chung và Thanh toán bằng L/C nói riêng, nhất là những qui định hƣớng dẫn áp dụng các thông lệ quốc tế nhƣ UCP, INCOTERMS, khiến hoạt động TTQT chƣa thực sự đƣợc bảo vệ bởi một hành lang pháp lý mỗi khi có rủi ro xảy ra.

Ví dụ: Trong trƣờng hợp có tranh chấp giữa khách hàng (ngƣời mở, ngƣời hƣởng) với ngân hàng (ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo), thì các chừng từ giao dịch ngân hàng nhƣ đơn xin mở L/C, đơn xin chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, thông báo L/C…trong UCP600 chƣa có điều chỉnh quan hệ nội bộ trong giao dịch L/C, do vậy nhằm lấp khoảng trống về pháp luật thì cần phải luật hóa hơn nữa các qui định pháp lý.

2.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Thông tin không đối xứng. Đôi khi ngân hàng thiếu những

thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ uy tín, tính trung thực của đối tác. Vì vậy đã đƣa ra những quyết định sai lầm gây nên những rủi ro trong thanh toán. Đặc biệt phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP600 qui định việc thanh toán dựa hoàn toàn vào chứng từ hồ sơ thanh toán, mà không căn cứ vào thực trạng hàng hóa. Sự tách biệt giữa thanh toán theo hồ sơ và hàng hóa đã tạo ra kẽ hở cho một số tổ chức, cá nhân tiến hành lừa đảo, vì thế mà rủi ro đạo đức vẫn còn tồn tại

Thứ hai: Do trình độ ngoại thƣơng và thanh toán quốc tế của các bên

tham gia còn yếu nên chƣa nắm bắt đƣợc các yêu cầu rất khắt khe của L/C, của qui thắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (UCP600), dẫn đến sai sót trong quá trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng ngoại thƣơng cho đến khi lập chứng từ và thanh toán. Ngoài ra cũng phải kể đến trình độ nghiệp vụ và ý thức thực hiện nghiệp vụ của các thành viên tham gia thiết lập hồ sơ thanh toán các văn bản liên quan.

Thứ ba: Chƣa có mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, đặc biệt là

giữa phòng kinh doanh và thanh toán quốc tế trong công tác tìm hiểu thông tin khách hàng. Đây chính là lý do thông tin không cân xứng giữ khách hàng

và ngân hàng. Hơn nữa, nếu có mỗi liên kết chặt chẽ này, rất nhiều những rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ sẽ đƣợc hạn chế, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp - loại rủi ro cơ bản của nghiệp vụ thanh toán bằng L/C.

Kết luận chƣơng 2

Tại chƣơng 2 của Luận văn tác giả đã nêu khái quát thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán quốc tế bằng thƣ tín dụng tại Agribank trong đó tập trung một số vấn đề then chốt nhƣ: Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank, thực tiễn các quy định về thanh toán bằng L/C tại Agribank, một số rủi ro gặp phải trong phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Agribank. Bên cạnh đó tác giả cũng đƣa ra những rủi ro thƣờng gặp phải tại các NHTM nói chung trong thanh toán bằng L/C. Trên cơ sở những phân tích đánh giá đó, tác giả đƣa ra nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán bằng L/C nói chung.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẨ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG

THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI AGRIBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. ThS. Luật 60 38 50 (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)