Nguồn của pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. ThS. Luật 60 38 50 (Trang 30 - 43)

1.2. PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG

1.2.2. Nguồn của pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng

Xét trên góc độ quốc tế, đó là hệ thống luật lệ nhằm để điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng thƣ tín dụng.

Nó bao gồm những điều ƣớc quốc tế mà các nƣớc tham gia ký kết và tuyên bố áp dụng, hệ thống luật quốc gia của một nƣớc và những tập quán thƣơng mại quốc tế.

Xét trên góc độ quốc gia, đó là hệ thống luật và các văn bản dƣới luật do các cơ quan có thẩm quyền của một nƣớc quy định, ràng buộc trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế bằng thƣ tín dụng.

Trong hoạt động kinh tế quốc tế, các bên hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận và lựa chọn nguồn luật áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ mua bán và thanh toán của mình, trên cơ sở không trái với luật quốc gia và điều ƣớc quốc tế mà các nƣớc liên quan đã ký kết và tuyên bố áp dụng

1.2.2.1. Nguồn pháp luật quốc tế

a) Điều ước quốc tế.

Khi tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề TTQT bằng thƣ tín dụng mà không đƣợc quy định hoặc quy định không đầy đủ thì các bên tham gia có thể dựa vào các điều ƣớc quốc tế để làm căn cứ giải quyết tranh chấp.

Có 2 loại điều ƣớc quốc tế:

+ Loại thứ nhất đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho hoạt động ngoại thƣơng nói chung, thanh toán bằng thƣ tín dụng nói riêng. Những điều ƣớc quốc tế này (có thể là song phƣơng hoặc đa phƣơng, khu vực hoặc toàn cầu) không điều chỉnh các vấn đề cụ thể về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên mà chỉ nêu ra những nguyên tắc pháp lý mang tính chất chỉ đạo. Loại điều ƣớc này chỉ điều chỉnh gián tiếp mối quan hệ của các bên.

+ Loại điều ƣớc quốc tế thứ hai là những điều ƣớc quốc tế trực tiếp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên khi tham gia hoạt động thanh toán bằng thƣ tín dụng. Loại này đóng vai trò quan trọng, giúp các bên có thể giải quyết đƣợc tranh chấp cụ thể đã phát sinh giữa các bên.

Với ý nghĩa là nguồn luật điều chỉnh, vai trò của 2 loại điều ƣớc quốc tế nói trên phụ thuộc vào giá trị pháp lý của chúng.

Đối với những điều ƣớc quốc tế mà các nƣớc đã tham gia ký kết hoặc đã thừa nhận, chúng có giá trị bắt buộc đối với hoạt động thanh toán bằng L/C có liên quan. Những điều ƣớc quốc tế này là nguồn luật đƣơng nhiên mà các bên có thể dựa vào chúng mà không cần phải có sự thỏa thuận riêng nào. Điều

này có nghĩa là dù các bên có dẫn chiếu tới hay không dẫn chiếu tới thì các điều ƣớc quốc tế này vẫn đƣơng nhiên đƣợc áp dụng. Những điều ƣớc quốc tế này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động ngoại thƣơng nói chung và hoạt động thanh toán bằng L/C nói riêng.

Tuy nhiên với những điều ƣớc quốc tế mà quốc gia của các bên liên quan không ký, chƣa ký hoặc không thừa nhận thì không có giá trị bắt buộc đối với các bên. Những điều ƣớc quốc tế này không phải là nguồn luật đƣơng nhiên đối với các chủ thể và chúng chỉ trở thành nguồn luật điều chỉnh khi các bên thoả thuận dẫn chiếu tới chúng.

Khi áp dụng điều ƣớc quốc tế để điều chỉnh, các bên cần phải chú ý đến tính chất pháp lý của các loại quy phạm pháp luật có trong điều ƣớc quốc tế đó. Nếu là các loại quy phạm có tính chất mệnh lệnh, bắt buộc, thì các bên tham gia phải tuyệt đối tuân thủ. Còn nếu là quy phạm có tính chất tuỳ ý, các bên có thể tuân theo hoặc không tuân theo mà không ảnh hƣởng gì. Nếu trong các điều ƣớc quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc do các bên dẫn chiếu tới có những quy định khác với luật pháp Việt Nam thì, dựa theo Điều 11, điểm 6 của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế của Cộng hòa XHCN Việt Nam (đƣợc thông qua ngày 17/10/1989 và Điều 759, khoản 2 Bộ Luật Dân sự 2005 của Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội thông qua) có 2 cách giải quyết:

+ Một là, đối với điều ƣớc quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết và phê chuẩn thì sẽ tuân theo những quy định trong điều ƣớc quốc tế đó;

+ Hai là, đối với những điều ƣớc quốc tế mà Chính phủ Việt Nam chƣa tham gia và chƣa công nhận, thì có quyền bảo lƣu, không áp dụng những quy định trái với luật pháp của Việt Nam (nghĩa là có thể chỉ áp dụng từng chƣơng, mục, từng điều khoản nào không trái với luật quốc gia, còn những

chƣơng, mục, những quy định nào trái với luật quốc gia thì có quyền bảo lƣu không áp dụng).

Những quy phạm pháp luật của điều ƣớc quốc tế là những quy phạm luật thực chất đã đƣợc các quốc gia thống nhất. Do vậy, dựa vào điều ƣớc quốc tế, các bên tham gia dù ở các quốc gia khác nhau, vẫn có thể có một sự hiểu thống nhất trong việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh, tiết kiệm thời gian. Song hiện nay, ngoài Công ƣớc Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Công ƣớc Brusell (1924) điều chỉnh vận đơn đƣờng biển, Luật thống nhất về hối phiếu ULB năm 1930, Việt Nam chƣa tham gia ký nhiều điều ƣớc quốc tế về mua bán và thanh toán với các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc phát triển nên điều ƣớc quốc tế với ý nghĩa là nguồn luật điều chỉnh chƣa thực sự phát huy đƣợc vai trò của nó.

b) Tập quán thương mại quốc tế.

Tập quán thƣơng mại quốc tế là những thói quen thƣơng mại đƣợc công nhận rộng rãi đến mức trở thành một quy tắc pháp lý mà mọi ngƣời phải tuân theo nếu không có quy định gì khác.

Những thói quen thƣơng mại sẽ đƣợc công nhận và trở thành tập quán thƣơng mại khi thoả mãn 3 yêu cầu sau:

- Là một thói quen phổ biến, đƣợc nhiều nƣớc áp dụng và áp dụng thƣờng xuyên.

- Về từng vấn đề và ở từng địa phƣơng, đó là thói quen độc nhất.

- Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà ngƣời ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Thông thƣờng, các tập quán thƣơng mại quốc tế đƣợc chia thành 3 nhóm: các tập quán có tính chất nguyên tắc, các tập quán thƣơng mại khu vực và các tập quán thƣơng mại quốc tế chung.

đƣợc hình thành trên cơ sở của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ tòa án hoặc trọng tài của nƣớc nào thì có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nƣớc đó khi giải quyết các tranh chấp.

Các tập quán thƣơng mại khu vực (địa phƣơng) là các tập quán thƣơng mại quốc tế đƣợc áp dụng ở từng nƣớc, từng khu vực hoặc từng cảng.

Tập quán thƣơng mại quốc tế chung là các tập quán thƣơng mại đƣợc nhiều nƣớc nƣớc công nhận và áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực. Ví dụ nhƣ các quy tắc về thực hành thống nhất tín dụng chứng từ do Phòng Thƣơng mại quốc tế soạn thảo đƣợc rất nhiều nƣớc trên thế giới thừa nhận và áp dụng.

Tập quán quốc tế về thƣơng mại sẽ đƣợc áp dụng cho các phƣơng thức thanh toán, các hợp đồng mua bán ngoại thƣơng trong các trƣờng hợp:

- Khi chính hợp đồng hay phƣơng thức thanh toán quy định. - Khi các điều ƣớc quốc tế liên quan quy định.

- Khi luật thực chất (luật quốc gia) do các bên thoả thuận lựa chọn, không có hoặc có nhƣng không đầy đủ, còn khiếm khuyết về vấn đề tranh chấp, về vấn đề cần đƣợc điều chỉnh (Điều 759, Bộ Luật dân sự Việt Nam 2005)

Trong 3 trƣờng hợp trên, tập quán thƣơng mại quốc tế sẽ đƣợc áp dụng để điều chỉnh. Song cần chú ý là, vì tập quán quốc tế thƣờng có nhiều loại và đƣợc sửa đổi bổ sung thƣờng xuyên nên để tránh sự nhầm lẫn hoặc hiểu không thống nhất về một tập quán nào đó. Ví dụ áp dụng UCP thì phải chỉ rõ ra là bản UCP nào, UCP 400 hay UCP 500, hay UCP 600.

Khi áp dụng tập quán thƣơng mại quốc tế, các bên cần chứng minh nội dung của các tập quán đó. Bởi vậy, sẽ là thuận lợi nếu các bên có đƣợc thông tin đầy đủ về tập quán thƣơng mại trƣớc khi bƣớc vào đàm phán ký kết hợp đồng.

Ngoài 3 nguồn luật nói trên, thực tiễn thanh toán của các nƣớc phƣơng Tây còn thừa nhận cả án lệ (tiền lệ xét xử) và các bản điều kiện chung.

Hiện nay, trong TTQT, một số tập quán thƣơng mại đƣợc các ngân hàng thƣơng mại sử dụng rộng rãi nhất, đó là: Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (TDCT) theo UC P600, Quy tắc thực hành thống nhất về nhờ thu theo URR 522, Quy tắc hoàn trả liên ngân hàng theo URR525. Đồng thời, trong thanh toán chuyển tiền, giao dịch trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng cũng đang đƣợc hầu hết các NH sử dụng hệ thống thanh toán viễn thông liên NH quốc tế SWIFT nhằm tránh hiểu lầm do bất đồng ngôn ngữ, gây chậm trễ cũng nhƣ mất an toàn trong thanh toán.

Ngoài UCP, các văn bản sau đây cũng có giá trị hiệu lực điều chỉnh các hoạt động thanh toán qua thƣ tín dụng:

- URR.525.1995 ICC: Quy tắc thống nhất hoàn trả tiền theo thƣ tín dụng. - ISP98: Quy tắc quốc tế về tín dụng dự phòng năm 1998.

- eUCP 1.1: Bản phụ trƣơng UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử - bản diễn giải số 1.1 năm 2007.

- ISBP681.2007 ICC: Thanh toán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thƣ tín dụng – số 681 của ICC tuân thủ UCP 600 năm 2007.

1.2.2.2. Nguồn pháp luật quốc gia

TTQT nói chung và thanh toán bằng thƣ tín dụng nói riêng gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nhƣ mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm do đó ngoài việc phải vận dụng các điều ƣớc, thông lệ quốc tế thì việc phải vận dụng đến nhiều luật lệ, tập quán đặc thù ở hai hay nhiều nƣớc khác nhau khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến phƣơng thức thanh toán là khó tránh khỏi.

Khi không có điều ƣớc quốc tế hoặc có nhƣng không đề cập hoặc đề cập không đầy đủ những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, hoặc khi tập quán thƣơng mại quốc tế mà các bên thoả thuận áp dụng không quy định hoặc quy định không đầy đủ về vấn đề liên quan đến tranh chấp phát

sinh thì các bên tham gia có thể dựa vào luật pháp của một quốc gia để giải quyết. Trong trƣờng hợp này, luật quốc gia trở thành nguồn luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên, bổ sung cho những thiếu sót của hợp đồng mua bán, của điều ƣớc quốc tế và những tập quán thƣơng mại quốc tế mà các bên lựa chọn áp dụng.

Luật quốc gia của một nƣớc sẽ đƣợc áp dụng cho các bên khi:

+ Các bên thoả thuận ngay trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là ngay từ lúc đàm phán, ký kết hợp đồng, các bên có thể thoả thuận, đƣa vấn đề này vào thành một điều khoản và gọi là điều khoản về luật áp dụng. Điều khoản này có thể đƣợc quy định nhƣ sau: “Mọi vấn đề không đƣợc quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng này sẽ đƣợc giải quyết theo luật Việt Nam”.

+ Các bên thoả thuận lựa chọn luật áp dụng sau khi ký kết hợp đồng. Lúc này thƣờng là tranh chấp đã xảy ra nhƣng các bên vẫn có thể đàm phán với nhau để thoả thuận chọn luật áp dụng. Tất nhiên, trong trƣờng hợp này các bên rất khó có đƣợc sự nhất trí trong việc chọn luật của nƣớc nào trong số luật của hai nƣớc liên quan, song nếu hai bên thoả thuận chọn luật của nƣớc thứ ba hoặc dẫn chiếu tới một điều ƣớc quốc tế thì vấn đề cũng có thể đƣợc tháo gỡ.

+ Khi luật đó đƣợc quy định trong các điều ƣớc quốc tế có liên quan. Điều này có nghĩa là nếu trong các điều ƣớc quốc tế mà quốc gia đã tham gia ký kết hoặc thừa nhận có quy định điều khoản về luật áp dụng thì luật đó đƣơng nhiên đƣợc áp dụng, các chủ thể không cần phải mất thời gian đàm phán về vấn đề đó nữa.

Luật quốc gia đƣợc các bên lựa chọn có thể là luật nƣớc ngƣời bán, luật nƣớc ngƣời mua, luật của nƣớc thứ ba hoặc của bất kỳ nƣớc nào khác có mối liên quan chẳng hạn nhƣ luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện nghĩa vụ.

quyết định. Trong thực tế, việc lựa chọn luật nƣớc nào trƣớc hết phụ thuộc vào sự đàm phán, vào thế mạnh của bên đàm phán và đặc biệt là vào sự hiểu biết của mỗi bên về luật của nƣớc mà mình và bạn hàng đang sắp lựa chọn. Thông thƣờng, bên nào cũng muốn sử dụng luật của nƣớc mình làm luật điều chỉnh. Nếu trong trƣờng hợp cả hai bên đều không nhân nhƣợng nhau thì có thể đề nghị áp dụng luật của một nƣớc thứ ba.

Trƣớc khi đồng ý chọn luật của nƣớc thứ ba cần phải tƣơng đối am hiểu luật của nƣớc thứ ba đó. Chẳng hạn, ít nhất cũng phải biết là luật nƣớc đó bảo vệ quyền lợi cho ngƣời bán hay ngƣời mua, luật nƣớc đó có liên quan tới hợp đồng đã ký kết hay không hoặc có trái với chế độ chính trị hay vi phạm quyền lợi của mình hay không.

Khi nói luật quốc gia là nguồn luật điều chỉnh không có nghĩa là toàn bộ hệ thống luật quốc gia của nƣớc đó đều đƣợc đem áp dụng mà chỉ áp dụng những ngành luật, những văn bản pháp luật có liên quan. Trong hệ thống luật quốc gia, ngành luật có liên quan tới mua bán và TTQT là Luật dân sự, Luật thƣơng mại ...

Tuỳ theo mối quan hệ của các bên liên quan trong hoạt động TTQT nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng mà quyết định sẽ lựa chọn những luật nào để giải quyết các tranh chấp có liên quan.

Trong TTQT và thanh toán bằng L/C nói riêng ở Việt Nam, mối quan hệ giữa các chủ thể là những cá nhân, pháp nhân của các nƣớc khác nhau hoặc mang quốc tịch khác nhau thì sẽ đƣợc điều chỉnh bởi các luật quốc gia sau:

- Bộ Luật Dân sự năm 2005. - Luật thƣơng mại năm 2005

Còn đối với mối quan hệ giữa các chủ thể là những cá nhân, pháp nhân ở cùng một nƣớc, cùng mang một quốc tịch, khách thể cũng mang tính chất

đối nội thì chịu sự điều chỉnh của các luật sau: - Bộ Luật Dân sự năm 2005.

- Luật thƣơng mại năm 2005. - Luật Doanh nghiệp 2005. - Luật ngân hàng 2010

- Luật Tổ chức tín dụng 2010 - Luật các công cụ chuyển nhƣợng. - Pháp lệnh ngoại hối 2005.

Hiện nay trên thế giới, có khoảng trên 80 quốc gia chƣa có luật riêng về TTQT nhƣ Tây Ban Nha, Đài Loan, ấn Độ, Pháp, Đan Mạch, Inđônêxia, Bỉ, Trung Quốc, Nhật, Hà Lan, Phillippines...

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nƣớc đã xây dựng đƣợc cho mình một hệ thống luật để điều chỉnh về các phƣơng thức và phƣơng tiện TTQT nhƣ các quy tắc về thƣ tín dụng, về hối phiếu, về nhờ thu. Các quy tắc này thƣờng nằm trong các chƣơng, mục, điều khoản của bộ luật có liên quan nhƣ Luật thƣơng mại, Luật dân sự tùy theo từng nƣớc. Các nƣớc có thể kể đến là Mỹ, Anh, áo, Canada, Colombia, Séc, Đức, Hy lạp, Malaysia,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. ThS. Luật 60 38 50 (Trang 30 - 43)