PHẦN B : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Bắc Thanh Hóa
Hóa
2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Bắc Thanh Hóa giai đoạn 2019 – 2021 Hóa giai đoạn 2019 – 2021
2.2.1.1 Doanh số cho vay
33
Bảng 2.3: Doanh số cho vay của Vietinbank - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa giai đoạn 2019-2021
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay Theo thành phần kinh tế Hộ gia đình Doanh nghiệp Theo kỳ hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Theo loại tiền VNĐ Ngoại tệ
Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa
•Cơ cấu doanh số cho vay theo kì hạn
Dễ dàng thấy được cho vay ngắn hạn vẫn luôn được Ngân hàng chú trọng đầu tư vào, với doanh số cho vay tăng đều qua các năm. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2021, do đại dịch đã dần được kiểm soát, nhu cầu vay vốn để mở lại hoạt động kinh doanh là rất lớn. Năm 2020, mức cho vay ngắn hạn tăng 13,25% so với năm 2019, đạt mốc 42.380 tỉ đồng, thì năm 2021 đã tăng vọng lên 56.170 tỉ, tăng 32,54% so với năm 2020.
Bên cạnh việc cho vay ngắn hạn, ngân hàng cũng không quên ra những chính sách nhằm thu hút thêm cả khách hàng từ việc cho vay trung, dài hạn cũng như vô thời hạn. Với việc các ngân hàng đồng loạt tung ra các gói hỗ trợ vay trung và dài hạn để hỗ trợ các doanh nghiệp mà không phải quá lo nghĩ tới các khoản phải trả trước mắt với các gói vay ngắn hạn. Doanh số cho vay trung hạn năm 2020 tăng nhẹ so với năm 2019, đạt mốc 13.600 tỉ đồng, tăng 10,57%. Đến năm 2021, doanh số cho vay đạt 14.900 tỉ, tăng 9,56% so với năm 2020.
Các gói vay dài hạn dường như tập trung tại các chủ doanh nghiệp, những người đã có kế hoạch để khôi phục lại sản xuất kinh doanh cũng như chiêu mộ
35
nhân viên trong thời gian dài, với mong muốn thu lại vốn nhanh và ổn định thì việc vay dài hạn cũng là lựa chọn không tồi. Doanh số cho vay dài hạn năm 2020 chỉ tăng nhẹ so với năm 2019, 9,54%, đạt mức 11.020 tỉ đồng. Tuy nhiên đến năm 2021 đã đột ngột tăng tới 18,06%, đạt mức 13.010 tỉ đồng.
•Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế
Qua biểu đồ trên, ta thấy tỷ trọng vay của thành phần kinh tế tại Vietinbank – Chi nhánh Bắc Thanh Hóa không có gì thay đổi quá đột biến. Dù có chút chênh lệch qua các năm nhưng hiển nhiên các doanh nghiệp vẫn là đối tượng chiếm phần lớn doanh số cho vay. Tuy nhiên, dù tỉ trọng giữa các năm không có quá nhiều biến động, thì khối lượng vay lại không như vậy.
Với hộ gia đình, doanh số cho vay tăng đều qua các năm, khối lượng không đáng kể, từ 16.540 tỉ đồng vào năm 2019 tới 20.040 tỉ đồng vào năm 2020 (tăng 3.500 tỉ, tăng 21,15%) và năm 2021 đạt 24.600 tỉ đồng (tăng 4.560 tỉ, tăng 22,75% so với cùng kì 2020). Mức tăng đều và ổn định.
Mặc khác, về phía doanh nghiệp, khi mà năm 2020, đại dịch vẫn chưa được kiểm soát, thì hầu hết công ty, doanh nghiệp chỉ vay cầm chừng để trả lương cho cũng như duy trì hoạt động kinh doanh ở mức tối thiểu, chứ hoàn toàn
36
không ai có ý định mở rộng quy mô kinh doanh. Doanh số cho vay năm 2020 chỉ đạt mức 45.960 tỉ đồng, tăng vỏn vẹn 2.720 tỉ đồng so với 43.240 tỉ vào năm 2019, chỉ đạt 6,3%. Tuy nhiên, đến năm 2021, con số này đã có sự đột phá, khi đạt mức 59.480 tỉ đồng, tăng 13.520 tỉ, 29,42% so với cùng kỳ 2020. Tất cả là nhờ việc đại dịch đã được kìm chế, các doanh nghiệp đã có thể an tâm trở lại sản xuất, dẫn tới việc hàng loạt công ty, doanh nghiệp vay vốn để tuyển dụng nhân viên nhằm đưa việc sản xuất trở lại nhanh nhất có thể
•Cơ cấu doanh số cho vay theo loại tiền
Từ bảng trên, ta thấy hiển nhiên VNĐ vẫn luôn chiếm phần lớn tỉ trọng cho vay của ngân hàng, và nó tăng dần qua mỗi năm. Với việc tỉ trọng VNĐ tăng dần đều dẫn tới tỉ trọng ngoại tệ giảm dần qua mỗi năm. Tuy nhiên khối lượng VNĐ và ngoại tệ cho vay vẫn tăng dần qua các năm, và tất nhiên là cũng có sự đột biến trong năm 2021.
Với VNĐ, năm 2020 đạt mức 56.920 tỉ đồng, tăng 6.129 tỉ đồng so với năm 2019, tăng 12,06%. Và tới năm 2021, như đã phân tích ở trên, do đại dịch đã được kiểm soát, dẫn tới việc doanh số cho vay tăng vọt, thì khối lượng VNĐ
37
cho vay cũng tăng mạnh, đạt mức 74.672 tỉ đồng, tăng 17.751 tỉ, tăng 31,18% so với cùng kỳ 2020.
Với ngoại tệ, khối lượng cho vay chỉ tăng rất ít vào năm 2020, đạt mức 9.080 tỉ, tăng vỏn vẹn 91 tỉ (đã quy đổi ra VNĐ), tăng 1,01% so với năm 2019. Đến năm 2021, tuy con số có khá hơn đôi chút nhưng cũng không thật sự đáng kể, chỉ đạt mức 9.408 tỉ, tăng 328 tỉ tức 3,61% so với cùng kỳ 2020
2.2.1.2 Doanh số thu nợ
Bảng 2.4: Doanh số thu nợ, tổng số và tỉ trọng từng loại
Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh năm 2019, 2020, 2021
Chỉ tiêu Doanh số thu nợ Theo kỳ hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Theo đối tượng
Hộ gia đình Doanh nghiệp
Theo loại tiền
VNĐ Ngoại tệ
38
Theo bảng số liệu và biểu đồ, dễ dàng nhận thấy thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh số thu nợ. Năm 2019, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt mức 32.949 tỉ đồng, chiếm 79,75% cơ cấu thu nợ. Đến năm 2020, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 36.562 tỉ đồng, tăng nhẹ 10,95% so với năm 2019, nhưng cơ cấu lại giảm nhẹ, chỉ còn 75,21% cơ cấu thu nợ. Đến năm 2021, doanh số thu nợ tiến triển tốt hơn hẳn, đạt mức 51.652 tỉ đồng, tăng 41,27% so với năm 2020, chiếm 80,55% cơ cấu thu nợ.
Với nợ trung hạn, khối lượng thu nợ chỉ tăng nhẹ qua từng năm. Năm 2019 đạt 6.912 tỉ đồng chiếm 16,73% cơ cấu thu nợ. Tới năm 2020 đạt 8.354 tỉ đồng, tăng 20,86%, con số không nhỏ. Tuy nhiên, đến năm 2021 doanh số thu nợ trung hạn chỉ đạt 8.626 tỉ đồng, tăng vỏn vẹn 3,25%.
Nợ dài hạn, năm 2020 có thể gọi là đột phá trong việc thu nợ dài hạn, khi khối lượng cũng như tỉ trọng tăng đáng kể. Năm 2019 chỉ đạt mức 1.454 tỉ đồng, chiếm 3,52% cơ cấu thu nợ, thì đến năm 2020, thu nợ dài hạn đạt mức 3.697 tỉ
39
đồng, tăng 254%, chiếm 7,61% cơ cấu thu nợ. Đến năm 2021 thì con số lại tăng nhỏ giọt, chỉ đạt mức 3.845 tỉ đồng, tăng vỏn vẹn 4% so với năm 2020
• Doanh số thu nợ theo đối tượng
Doanh nghiệp hay các tổ chức kinh tế, dù là nội địa hay nước ngoài vẫn luôn là đối tượng cho vay mà ngân hàng tập trung vào. Hiển nhiên doanh số thu nợ từ các doanh nghiệp nói chung sẽ chiếm đa phần trong cơ cấu thu nợ của ngân hàng. Năm 2019, thu nợ doanh nghiệp đạt 37.180 tỉ đồng, chiếm 90% cơ cấu. Năm 2020 đạt mức 44.253 tỉ đồng, tăng 19,02% so với năm 2019 , chiếm 91,03% cơ cấu. Năm 2021 doanh số thu nợ doanh nghiệp tăng mạnh, đạt mức 58.223 tỉ đồng, tăng 31,57% so với cùng kỳ 2020, chiếm 90,8% cơ cấu thu nợ.
Thu nợ hộ gia đình có tăng nhẹ qua mỗi năm nhưng dĩ nhiên chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Năm 2019 đạt mức 4.135 tỉ đồng, chiếm 10% cơ cấu, tới năm 2020 chỉ đạt 4.360 tỉ đồng, tăng vỏn vẹn 225 tỉ, cơ cấu thậm chí còn giảm xuống
40
8,97%. Đến năm 2021 thì khối lượng thu nợ có tăng đáng kể, đạt mức 5.900 tỉ đồng, tăng 35,32% so với năm 2020, chiếm tỉ trọng 9,2%.
• Doanh số thu nợ theo loại tiền
Cũng như cơ cấu doanh số cho vay theo loại tiền, doanh số thu nợ VNĐ cũng chiếm phần lớn tỉ trọng trong tổng số thu nợ, tăng dần qua mỗi năm kể cả về doanh số cũng như tỉ trọng. Năm 2019, doanh số thu nợ VNĐ đạt 34.791 tỉ đồng, chiếm 84,2% cơ cấu. Tới năm 2020, doanh số thu nợ có tăng đáng kể, đạt mức 41.920 tỉ đồng, tăng 20,5% so với năm 2019, chiếm 86,24% cơ cấu. Năm 2021 có sự đột phá trong việc thu nợ VNĐ, khi doanh số tăng lên mức 56.672 tỉ đồng, tăng 35,2% so với năm 2020, chiếm 88,38% cơ cấu thu nợ.
Đối với ngoại tệ, năm 2019 và 2020 gần như không có sự thay đổi nào, khi năm 2019 đạt mức 6.524 tỉ đồng, chiếm 15,8% cơ cấu, thì tới năm 2020, chỉ tăng lên thành 6.693 tỉ đồng, tăng vỏn vẹn 2,6%, cơ cấu giảm còn 13,76%. Năm 2021 tuy doanh số có tăng nhiều hơn chút so với lượng tăng trong năm 2019,
41
nhưng vẫn là không đáng kể, khi chỉ đạt mức 7.451 tỉ đồng, tăng 11,32% so với năm 2020, nhưng cơ cấu vẫn giảm, chỉ còn chiếm 11,62% cơ cấu.
2.2.1.3 Tổng dư nợ
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ của Ngân hàng TMCP Vietinbank chi nhánh Bắc Thanh Hóa giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng dư nợ Theo kỳ hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Theo đối tượng
Hộ gia đình Doanh nghiệp
Theo loại tiền
VND Ngoại tệ
Nguồn: Báo cáo tổng kết Vietinbank - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa giai đoạn 2019 – 2021
•Cơ cấu tổng dư nợ theo kỳ hạn
Cũng như việc thu nợ hay cho vay, dư nợ ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tổng dư nợ và cũng chỉ có dư nợ ngắn hạn là tăng qua mỗi năm. Năm 2019 dư nợ ngắn hạn đạt mức 33.389 tỉ đồng, chiếm 67,7% cơ cấu. Năm 2020 dư nợ ngắn hạn đạt mức 44.042 tỉ đồng, tăng 31,9% so với năm 2019, chiếm 75,6% cơ cấu dư nợ. Năm 2021 dư nợ ngắn hạn đạt mức 58.020 tỉ đồng, tăng 31,73% so với năm 2020, chiếm 77,8% cơ cấu tổng dư nợ năm 2021. Với mảng dư nợ trung hạn, dư nợ không tăng đều mà lại có biến động trong giai đoạn 2019 – 2021. Năm 2019 dư nợ trung hạn đạt mức 9.174 tỉ đồng, chiếm 18,6% cơ cấu tổng dư nợ. Năm 2020 dư nợ trung hạn tăng lên mức 9.965 tỉ đồng, tăng 8,62% so với năm 2019, chiếm 17,1% cơ cấu tổng dư nợ. Tới năm 2021 thì dư nợ trung hạn sụt giảm chỉ còn 9.215 tỉ đồng, giảm 7,53% so với 2022, và cơ cấu cũng chỉ chiếm có 12,3% cơ cấu tổng dư nợ.
43
Ngược lại với dư nợ trung hạn, dư nợ dài hạn cũng có sự dao động, nhưng lại giảm trong năm 2020 và tăng mạnh trong năm 2021. Năm 2019 dư nợ dài hạn đạt mức 6.712 tỉ đồng, chiếm 13,7% cơ cấu tổng dư nợ. Năm 2020 dư nợ dài hạn giảm còn 4.197 tỉ đồng, giảm 37,47% so với năm 2019, chỉ còn chiếm 7,3% tổng cơ cấu dư nợ 2020. Đến năm 2021 thì dư nợ dài hạn lại tăng vọt lên mức 7.318 tỉ đồng, tăng 74,36% so với năm 2020, chiếm 9,9% cơ cấu tổng dư nợ năm 2021.
• Cơ cấu tổng dư nợ theo đối tượng
Qua số liệu cũng như biểu đồ, có thể dễ dàng nhận thấy cả dư nợ hộ gia đình cũng như dư nợ doanh nghiệp đều tăng qua các năm, tuy nhiên hộ gia đình tăng ít cũng như chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu. Năm 2019, dư nợ hộ gia đình đạt 6.405 tỉ đồng, chiếm 13% cơ cấu dư nợ. Năm 2020, dư nợ hộ gia đình tăng không đáng kể, đạt mức 6.751 tỉ đồng, tăng 5,4% so với 2019, chiếm 11,6% cơ
44
cấu. Năm 2021 tăng lên mức 7.828 tỉ đồng, tăng 15,95% so với năm 2020, nhưng tỉ trọng vẫn giảm chỉ còn 10,5% cơ cấu tổng dư nợ.
Dư nợ doanh nghiệp thì tăng đều hơn, và dĩ nhiên vẫn luôn chiếm tỉ trọng lớn. Năm 2019 đạt 42.870 tỉ đồng, chiếm 87% cơ cấu dư nợ. Năm 2020 đạt 51.454 tỉ đồng, tăng 20,02% so với năm 2019, chiếm 88,4% cơ cấu dư nợ. Năm 2021 tăng mạnh, đạt mức 66.726 tỉ đồng, tăng 29,68% so với năm 2020, chiếm 89,5% cơ cấu tổng dư nợ.
• Cơ cấu tổng dư nợ theo loại tiền
Không quá ngạc nhiên khi dư nợ VNĐ chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng dư nợ, cũng như khối lượng dư nợ VNĐ tăng đều qua từng năm. Năm 2019 dư nợ VNĐ đạt 44.867 tỉ đồng, chiếm 91,05 cơ cấu tổng dư nợ. Năm 2020 dư nợ VNĐ đạt mức 53.257 tỉ đồng, tăng 18,7% với năm 2019, chiếm 91,5% cơ cấu tổng dư nợ. Năm 2021 dư nợ VNĐ đạt mức 68.550, tăng 28,71% so với năm 2020, chiếm 91,9% cơ cấu tổng dư nợ.
45
Dư nợ ngoại tệ chỉ chiếm lượng nhỏ, cũng như tỉ trọng giảm dần qua các năm, dù khối lượng có tăng lên nhưng không đáng kể. Năm 2019 dư nợ ngoại tệ đạt 4.408 tỉ đồng, chiếm 8,95% cơ cấu tổng dư nợ. Năm 2020 tăng nhẹ lên mức 4.948 tỉ đồng, tăng 12,25% với năm 2019, chiếm 8,5% cơ cấu tổng dư nợ. Năm 2021, dư nợ ngoại tệ đạt mức 6.004 tỉ đồng, tăng 21,34% so với năm 2020, chiếm 8,1% cơ cấu tổng dư nợ.
2.2.2 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng
• Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng vốn
Tổng vốn huy động Hiệu suất sử dụng vốn (%)
Nguồn: Báo cáo tổng kết Vietinbank - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa giai đoạn 2019 – 2021
Hiệu suất sử dụng vốn là một trong các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý của ngân hàng, nó phản ánh ngân hàng sử dụng được bao nhiêu vốn trên tổng số vốn huy động được.Qua bảng số liệu, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh Bắc Thanh Hóa dao động trong khoảng từ 62% - 74%, nhỏ hơn 100% cho thấy chi nhánh hoạt động sử dụng vốn vẫn còn thấp, cụ thể hiệu suất sử dụng vốn năm 2019 là 62,77%, năm 2020 là 63,23% và năm 2021 là 73,67%, kết quả này thể hiện tình hình sử dụng vốn của ngân hàng vẫn chưa được hiệu quả, tổng vốn huy động được của chi nhánh cao trong khi nhu cầu sử dụng vốn thấp làm phát sinh hiện tượng thừa vốn, ứ đọng vốn. Dù dịch bệnh đã được khống chế, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp là có nhưng ngân hàng chưa phát huy được hiệu quả trong việc cho vay vốn.
Ngân hàng cần có biện pháp để xử lý hiệu quả nguồn vốn này để có thể tạo ra lợi nhuận, tránh lãng phí nguồn vốn huy động.
46
• Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Vòng quay vốn (vòng)
Nguồn: Báo cáo tổng kết Vietinbank - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa giai đoạn 2019 – 2021
Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng sử dụng chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng để thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế, chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu được bao nhiêu nợ khách hàng để cho vay mới. Chỉ tiêu này còn được dùng để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng, vòng quay vốn tín dụng càng cao cho thấy nguồn vốn
ngân hàng vay luân chuyển nhanh, vòng quay vốn càng nhanh thì ngân hàng có xu hướng thiên về cho vay ngắn hạn, nếu vòng quay càng chậm thì ngân hàng thiên về cho vay dài hạn.
Vòng quay vốn tín dụng năm 2019 của chi nhánh đạt 0,9 vòng là do doanh số thu nợ đạt 41.315 tỉ đồng, dư nợ bình quân trong kỳ đạt 45.875 tỉ đồng. Năm 2020, tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của chi nhánh tăng không đáng kể, lên 0.9045 do doanh số thu nợ tăng lên 48.613 tỉ đồng, dư nợ bình quân cũng