Kiểm soát các khoản nợ quá hạn và nợ xấu ở mức thấp nhất có thể

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại VIETINBANK – CHI NHÁNH bắc THANH hóa GIAI đoạn 2019 2021 (Trang 66 - 68)

PHẦN B : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Vietinbank Chi nhánh

3.2.1 Kiểm soát các khoản nợ quá hạn và nợ xấu ở mức thấp nhất có thể

• Ngăn ngừa và xử lý các khoản nợ quá hạn

Dựa trên số liệu bên trên nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng so với các ngân hàng khác cùng khu vực thì nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng là khá cao. Sau khi xác định nợ quá hạn trên tổng dư nợ ta có thể đánh giá về chất lượng tín dụng thông qua nợ quá hạn và nợ xấu của Vietinbank chi nhánh Bắc Thanh Hóa đang có dấu hiệu tích cực với xu hướng giảm dần về tỷ lệ. Tuy nhiên ngân hàng vẫn đứng trước nhiều rủi ro về tín dụng.

55

Để giảm thiểu nợ xấu và nợ quá hạn ta cần chú trọng hơn nữa vào khâu thẩm định hồ sơ của khách hàng, dự án đầu tư,… vì đầu tư có những khoản vay vốn một cách tốt hơn nữa, làm tốt được khâu này có nghĩa là ta giảm nhẹ cho các khâu theo dõi quá trình cho vay cũng như quá trình thu hồi nợ. Làm tốt công tác thẩm định không có nghĩa là chúng ta làm cho thủ tục vay trở nên phức tạp lên mà ở đây phải nâng cao chất lượng của khâu này. Thế chấp và tín chấp phải được phát huy trên cơ sở đã làm tốt của chi nhánh. Chỉ có như thế mới giúp chi nhánh giảm nợ quá hạn trên tổng dư nợ của mình xuống một mức độ cho phép.

Cơ chế tín dụng cũng gây nên nợ quá hạn. Một cơ chế tín dụng thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp trong từng lĩnh vực ngành nghề sẽ làm giảm nợ quá hạn. Cơ chế tín dụng phải phù hợp với đặc điểm sản xuất của các đơn vị có nhu cầu vốn thường xuyên sẽ tránh được ứ đọng hay nợ quá hạn.

Cơ cấu lại các khoản nợ bằng cách phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và các khoản nợ đã được xử lý rủi ro để đánh giá khả năng thu hồi nợ. Ngân hàng cần phải kiểm tra thường xuyên các loại tài sản đảm bảo, thực trạng tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp để có phương án xử lý và thu hồi nợ. Việc cơ cấu phải dựa trên tính khả thi các dự án, phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Đới với các dự án có tính khả thi cao, ngân hàng có thể giãn nợ, gia hạn nợ cho doanh nghiệp.

Hiện nay, do công tác thẩm định tài sản đảm bảo còn lỏng lẻo, lơ là, không đánh giá được chính xác giá trị thật của tài sản làm hành hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng khi phát mại tài sản đảm bảo không bù đắp được nợ xấu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi vậy, ngân hàng cũng cần phải nâng cao trách nhiệm, ý thức trong việc thẩm định tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp của khách hàng vay vốn.

Thường xuyên thanh kiểm tra các hoạt động tín dụng

Dư nợ tại ngân hàng khá lớn nên việc quản lý, phát hiện được các hoạt động sử dụng vốn sai mục đích, làm ăn không hiệu quả, xử lý thu hồi nợ cho ngân hàng còn tồn tại nhiều khuyết điểm. Để giải quyết vấn đề này ngân hàng Phương Đông chi nhánh Hải Phòng cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác

56

kiểm tra, kiểm soát nhằm tránh rủi ro, tăng cao hiệu quả tín dụng. Công tác thanh tra, kiểm soát không chỉ đơn thuần là kiểm tra khách hàng mà còn quan trọng ở chỗ phải kiểm tra, thanh lọc những cán bộ tín dụng yếu kém, tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của Ngân hàng. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức tự kiểm tra để đảm bảo quá trình thực hiện đúng quy trình, thủ tục và các quy định nhằm đảm bảo an toàn vốn và bảo vệ quyền lợi của ngân hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại VIETINBANK – CHI NHÁNH bắc THANH hóa GIAI đoạn 2019 2021 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w