Nguồn luật điều chỉnh nhãn hiệu và cơ quan cho đăng ký nhãn hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài (Trang 77 - 78)

2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đốivới nhãn hiệu

2.1 Nguồn luật điều chỉnh nhãn hiệu và cơ quan cho đăng ký nhãn hiệu

2.1.1 Nguồn luật điều chỉnh nhãn hiệu.

Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản đều có những văn bản pháp luật điều chỉnh chứa đựng các quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Cũng như các nước phát triển khác Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên

quan tâm tới vấn đề bảo hộ quốc tế quyền SHTT. Các văn bản luật nhãn hiệu liên bang chủ yếu bao gồm Luật nhãn hiệu 1946 (Đạo luật Lanham) đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, lần gần nhất là vào năm 2002; Luật cạnh tranh không lành mạnh; Luật liên bang về sự lu mờ của nhãn hiệu năm 1995; Luật bảo hộ người tiêu dùng chống Chiếm dụng tên miền. Ở Hoa Kỳ, một nguồn luật nhãn hiệu quan trọng khác phải kể đến các án lệ. Chúng có giá trị pháp lý ngang Điều ước quốc tế, các văn bản luật thành văn và được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn. Các quy định do cơ quan hành chính có thẩm quyền (chủ yếu là USPTO và TTAB) ban hành, những quyết định luật án lệ của các uỷ ban các toà hành chính ban hành liên quan đến. Những quy định này tuy có tính chất bắt buộc chung song giá trị pháp lý của chúng chỉ mang tính chất điều hành, dưới luật. Toà án là cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải thích về tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản này.

Cũng giống như Mỹ, Anh cũng có luật riêng về nhãn hiệu đó là luật Nhãn hiệu

Nhật Bản cũng có luật riêng về bảo hộ nhãn hiệu, Luật số 127 ngày 13/04/1959

được sửa đổi theo Luật số 220 ngày 22/12/1999 có hiệu lực từ ngày 06/01/2001 (sau đây gọi là Luật Nhãn hiệu). Cục sáng chế Nhật Bản có xuất bản tài liệu hướng dẫn khá chi tiết về khía cạnh bảo hộ nhãn hiệu, như Sổ tay về Luật nhãn hiệu năm 2000 hướng dẫn về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng hay hướng dẫn về tranh chấp nhãn hiệu và xử lý.

Cùng với Mỹ, Anh và Nhật Bản, Trung Quốc đã ban hành Luật riêng về nhãn

hiệu đó là Luật Nhãn hiệu 1982 và được sửa đổi năm 1993, 2001; Quy định thực thi Luật Nhãn hiệu có hiệu lực 15/09/2002.

2.1.2 Cơ quan cho đăng ký nhãn hiệu

Cả Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc đều do cơ quan trung ương duy nhất phụ

trách việc cho đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu. Ở Mỹ đó là Cục sáng chế và nhãn hiệu

Mỹ (US Patent and Trademark Office) đây là cơ quan liên bang thuộc Phòng

thương mại Hoa Kỳ. Còn Anh là Cục Sở hữu Trí Tuệ Anh (UK Intellectual Property Office). Ở Nhật Bản là Cục sáng chế Nhật Bản (Japan Patent Office), còn ở Trung Quốc là Cục sáng chế và nhãn hiệu Trung Quốc (China Patent &

Trademark Office).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)