f .Các trường hợp hủy bỏ khác
4. Nội dung cơ bản về quyền SHCN đốivới nhãn hiệu
Quyền sở hữu nhãn hiệu là một loại tài sản trí tuệ thuộc tài sản phi vật chất. Do đó, quyền năng chiếm hữu không mang ý nghĩa thực tiễn, không có ý nghĩa quyết định xác định quyền sở hữu. Tài sản nhãn hiệu được coi thuộc về người có quyền sở hữu nhờ sự tôn trọng các chuẩn mực xử sự trong cộng đồng người có tổ chức, các chuẩn mực mà pháp luật áp đặt cho người thứ ba. Trong trường hợp quyền sở hữu đối với nhãn hiệu bị xâm hại thì chủ sở hữu không thể kiện đòi lại tài sản mà chỉ có thể khởi kiện, khiếu nại trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ các lợi ích của mình.
Theo quy định của WIPO chủ sở hữu nhãn hiệu có hai quyền cơ bản là quyền sử dụng và quyền không cho người khác được sử dụng nhãn hiệu đó. Do đó, pháp luật Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản mặc dù có quy định về những quyền cụ thể khác nhau như về cơ bản vẫn thuộc hai quyền này.
4.1 Quyền sử dụng nhãn hiệu.
Quyền sử dụng nhãn hiệu theo nghĩa rộng là quyền của chủ nhãn hiệu đã đăng ký được dùng nhãn hiệu của mình theo một cách thức mà mình muốn để có lợi cho mình. Pháp luật các nước Mỹ, Anh, Nhật Bản và Trung Quốc quy định khá giống nhau về quyền này và được phân thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất: nhóm các quyền liên quan trực tiếp đến nhãn hiệu đối với
việc thực hiện các hành vi như gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, nhãn mác hàng hóa và dịch vụ của mình. Đồng thời nhóm này cũng bao gồm các quyền của chủ nhãn hiệu được sử dụng nhãn hiệu của mình trong quảng cáo, các giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh... Đây là những quyền liên quan trực tiếp đến nhãn hiệu, phổ biến nhất và được thực hiện thường xuyên bởi chủ nhãn hiệu. Thông qua quyền này chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền khai thác các tính năng, công dụng của nhãn hiệu để thu được những lợi ích vật chất cao nhất.
Nhóm thứ hai: nhóm quyền liên quan đến các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn
hiệu. Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền đưa sản phẩm có gắn nhãn mác đó ra thị trường. Hành vi đưa sản phẩm có gắn nhãn mác ra thị trường bao gồm cả quyền sản xuất và đưa hàng hóa có mang nhãn hiệu ra thị trường nội địa hoặc quyền nhập khẩu hàng hóa có mang nhãn hiệu vào thị trường hoặc xuất khẩu hàng hóa có gắn nhãn hiệu ra thị trường nước ngoài. Đây là nhóm quyền có thực tiễn thực hiện đa dạng và phức tạp nhất trong nhóm này, do không chỉ có chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện quyền này mà còn có rất nhiều người khác được chủ nhãn hiệu cho phép (licensee) cũng cùng thực hiện quyền này.
Các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc giới hạn quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu được chi phối đến đâu trong quá trình lưu thông sản phẩm được xác định rất rõ. Khi người chủ nhãn hiệu đưa hàng hóa dưới nhãn hiệu đã đăng ký ra thị trường thì họ sẽ không có quyền ngăn cản hay can thiệp vào quá trình lưu thông hàng hóa trong thương mại.
4.2 Quyền cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình
Quyền cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu được pháp luật thừa nhận nhằm bảo hộ quyền sở hữu của chủ nhãn hiệu đồng thời bảo vệ người tiêu dùng và xã hội nói chung, giúp người tiêu dùng không bị nhầm lẫn khi lựa chọn sản phẩm mà mình mong đợi.
Theo đó chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền phản đối bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng nhãn hiệu của mình đã được bảo hộ. Cấm tổ chức, cá nhân khác gắn các
nhãn hiệu tương tự tới mức gây nhầm lẫn lên các sản phẩm, dịch vụ cùng loại với sản phẩm, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc ngăn cản việc cá nhân, tổ chức sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho các hàng hóa, dịch vụ mà các hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Pháp luật Anh quy định trực tiếp về vấn đề này, theo đó chủ nhãn hiệu có
quyền ngăn cấm bất kỳ ai sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trong lãnh thổ nước Anh mà không được sự đồng ý của chủ nhãn hiệu (Điều 60.4 Luật nhãn hiệu Anh).
Trong khi đó Pháp luật Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản lại không quy định
một cách cụ thể thành văn nội dung của quyền này mà chỉ quy định nội dung các
quyền độc quyền sử dụng của chủ nhãn hiệu đối với hàng hóa đã đăng ký sau đó
quy định tất cả các hành vi vi phạm sự độc quyền này sẽ bị coi là vi phạm và bị xử lý ở mức độ khác nhau. Pháp luật Nhật Bản thậm chí còn quy định bất kỳ người nào vi phạm các quyền nhãn hiệu sẽ phải chịu chế tài hình sự (Chương 7 Luật nhãn hiệu Trung Quốc, Điều 36 Luật nhãn hiệu Nhật Bản).