2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đốivới nhãn hiệu
2.2 Vai trò của cơ quan đăng ký nhãn hiệu
Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều hết sức coi trọng vai trò của cơ quan đăng ký nhãn hiệu. Quá trình đăng ký nhãn hiệu là một hoạt động rất đặc biệt, đó là hoạt động xét nghiệm đơn. Hoạt động này mặc dù được các cơ quan đăng ký tiến hành song nó lại mang đậm tính hoạt động chuyên môn cao. Do đó, pháp luật các nước cũng quy định có khác nhau về vai trò của cơ quan đăng ký nhãn hiệu.
Ở Mỹ và Anh hoạt động đăng ký nhãn hiệu được coi là hoạt động mang tính
chất chuyên nghiệp mà cũng có thể được tiến hành bởi một tổ chức kiểm định độc lập, phi chính phủ. Khi các cơ quan đăng ký tiến hành các hoạt động này thì về bản chất đó không phải là hoạt động quản lý mà là hoạt động kiểm định. Do đó, vai trò của cơ quan đăng ký khi tiến hành hoạt động này không hoàn toàn cứng nhắc. Vì vậy, pháp luật của Mỹ và Anh thường có những quy định khuyến khích cơ quan
đăng ký phải chủ động gặp gỡ người nộp đơn và những người phản đối để giải trình, đàm phán về các khía cạnh, đặc biệt liên quan đến tính phân biệt, tính mô tả hay tính tương tự của nhãn hiệu và trên cơ sở đó đưa ra ý kiến có nên cho đăng ký nhãn hiệu đó hay không. Ở đây vai trò của cơ quan đăng ký nhãn hiệu được xác định gắn với các đương sự trong mối quan hệ hai chiều, người nộp đơn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Trong khi đó Trung Quốc, Nhật Bản vị trí của cơ quan đăng ký nhãn hiệu
được xác định là một cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương. Mối quan hệ giữa người nộp đơn với cơ quan này luôn mang tính chất mệnh lệnh, phục tùng. Pháp luật các nước này quy định cơ quan đăng ký nhận hồ sơ, giấy tờ của người nộp đơn, thực hiện việc xét nghiệm đơn và nếu có kết quả hoặc yêu cầu bổ sung thì thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn. Cơ quan đăng ký và người nộp đơn không gặp gỡ, đàm phán để trao đổi liên quan đến đơn nộp. Người nộp đơn nếu có khiếu nại thì thường được giải quyết bằng con đường khiếu nại hành chính.