Các biện pháp cần thiết chống lại hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài (Trang 105 - 109)

f .Các trường hợp hủy bỏ khác

5. Thực thi quyền đốivới nhãn hiệu

5.3 Các biện pháp cần thiết chống lại hành vi vi phạm

Theo pháp luật của Mỹ Khi phát hiện các hành vi xâm phạm nói trên, chủ sở

hữu nhãn hiệu có quyền:

Yêu cầu bên vi phạm hoặc khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, huỷ bỏ hàng hóa vi phạm và bồi thường thiệt hại hoặc áp dụng các biện pháp khác để ngăn chặn xâm phạm;

Khởi kiện dân sự tại toà án có thẩm quyền;

Nếu hàng hóa vi phạm được nhập khẩu vào Mỹ, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu Cơ quan Hải quan Mỹ cấm thông quan hoặc bắt giữ hàng hóa vi phạm đó.

Ngoài các biện pháp tự bảo vệ, kiện dân sự và biện pháp kiểm soát biên giới như trên, biện pháp bảo vệ có tính nghiêm khắc nhất được áp dụng cho các hành vi xâm phạm là biện pháp hình sự.

Pháp luật Mỹ còn quy định rất cụ thể về bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu

nhằm chống nạn làm giả nhãn hiệu. Mặc dù nạn làm giả nhãn hiệu đã tồn tại qua

nhiều thế kỷ song phải tới năm 1946, quốc hội Hoa Kỳ mới thừa nhận sự nghiêm trọng của nạn làm hàng giả và ban hành các luật để bảo hộ nhãn hiệu. Đạo luật Lanham, 15, U.S.C. Đ1041 và các luật tiếp theo. Các luật này tạo điều kiện để các chủ sở hữu thực thi và bảo vệ nhãn hiệu của mình thông qua tố tụng dân sự. Luật này đã được sửa đổi vào năm 1984 để hình sự hoá hành vi làm giả nhãn hiệu và quy định những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những kẻ làm giả: luật chống làm giả nhãn hiệu năm 1984, 18 U.S.C. Đ2 320.

Hiện nay, hai phần ba số bang của Mỹ đã ban hành các luật để hình sự hoá hành vi làm giả nhãn hiệu. Nhiều luật trong số đó quy định các hình phạt nghiêm trọng, các mức phạt tù và phạt tiền đối với những kẻ phạm những tội này.

Bên cạnh đó, các chủ sở hữu nhãn hiệu được tuỳ chọn nhiều loại chế tài dân sự khác nhau để bảo vệ nhãn hiệu của mình. Theo pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp có quyền tịch thu sản phẩm hàng giả, cấm vĩnh viễn việc sản xuất và bán các mặt hàng đó, loại bỏ những mặt hàng đó không cho bán trên Internet và yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng tiền hoặc khởi kiện lên tòa án. Ở Mỹ, biện pháp khởi kiện dân sự luôn được các bên ưa chuộng và lựa chọn nhiều hơn so với những biện pháp trừng phạt nhân danh nhà nước.

Các cơ quan hành pháp cấp liên bang có thẩm quyền xử lý các vụ làm giả nhãn hiệu: Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) và cơ quan nhập cư và hành pháp hải quan (ICE); Cục điều tra liên bang (FBI); Cơ quan bưu điện Mỹ - nơi dịch vụ bưu chính được sử dụng để gửi hàng giả; Cơ quan tình báo; Cục quản lý rượu, thuốc là

và súng; Cục thuế nội địa; Văn phòng luật sư Mỹ. Ngoài ra còn có các cơ quan hành pháp cấp bang cũng đóng vai trò tích cực trong việc phát hiện, xử lý các vụ làm giả nhãn hiệu như cảnh sát địa phương, cảnh sát cấp bang, các cơ quan hành pháp địa phương công tố viên cấp bang, cấp địa phương, các cơ quan thuế cấp bang, sở lao động, sở phòng cháy, chữa cháy…

Như vậy, có thể thấy rằng thủ tục kiện dân sự ở đây được tiến hành khá chặt chẽ với các biện pháp chế tài nghiêm khắc, bảo vệ một cách thích đáng quyền lợi của bên bị vi phạm. Chính vì vậy, ở Hoa Kỳ, biện pháp khởi kiện dân sự luôn được các bên ưa chuộng và lựa chọn nhiều hơn so với những biện pháp trừng phạt nhân danh Nhà nước.

Theo pháp luật Nhật Bản, nếu phát hiện thấy có vi phạm đối với quyền nhãn

hiệu của mình, chủ nhãn hiệu có thể tiến hành lựa chọn các biện pháp sau nhằm chống lại hành vi vi phạm:

- Gửi thư khuyến cáo;

- Hòa giải tại Trung tâm hòa giải SHCN Nhật Bản; - Yêu cầu Hội trọng tài Thương mại Nhật Bản phân xử; - Khởi kiện trước Tòa án có thẩm quyền.

Trong trường hợp sản phẩm vi phạm đang được nhập khẩu, chủ nhãn hiệu bị vi phạm có quyền nộp đơn yêu cầu hải quan dừng việc nhập khẩu đối với hàng hóa vi phạm theo Luật thuế quan trong khi chờ giải quyết.

Trong trường hợp khởi kiện trước tòa, tiến hành hóa giải hay nhờ trọng tài phân xử, nhất thiết phải có luật sư làm đại diện bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

Một vụ kiện dân sự có thể kéo dài 3 đến 5 năm cho phiên tòa đầu tiên (tòa địa phương) và từ 1 đến 3 năm cho các lần xử tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian xét xử từng vụ việc không giống nhau.

Ngoài các thủ tục pháp lý giống với các quốc gia khác, pháp luật Trung Quốc

trao quyền cho các cơ quan hành chính giải quyết các vấn đề tranh chấp về SHTT. Do vậy, khi phát sinh các hành vi vi phạm quyền SHTT, các bên liên quan có thể có

hai lựa chọn sau: tiến hành các thủ tục trước Tòa án hoặc yêu cầu các cơ quan hành chính liên quan giải quyết vụ việc. Quyết định của các cơ quan hành chính có thể bị khiếu nại nếu các bên liên quan không thỏa mãn với quyết định đó. Các quy định này tương đối giống Việt Nam.

Ở Trung Quốc, Tòa án phúc thẩm sẽ là cấp ra quyết định cuối cùng. Do đó, có thể khiếu nại phán quyết hoặc quyết định của tòa cấp sơ thẩm lên 1 cấp. Nếu một

bên hoặc cả hai bên đương sự có liên quan đến nước ngoài thì thời hạn để nộp đơn

khiếu nại là 30 ngày tính từ ngày mà phán quyết hoặc quyết định bằng văn bản của

tòa án được gửi tới đương sự.

Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ yêu cầu đền bù thiệt hại. Tiền đến bù thiệt hại do hành vi vi phạm độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký sẽ được tính bằng lợi nhuận mà bên vi phạm quyền thu được từ hành vi bất chính trong suốt quá trình vi phạm đó hoặc sự thiệt hại mà người bị vi phạm chịu do việc vi phạm trong suốt quá trình vi phạm đó, bao gồm cả các chi phí hợp lý mà bên bị vi phạm quyền chi trả nhằm chấm dứt hành vi vi phạm quyền.

Trong trường hợp không thể xác định được lợi nhuận mà bên vi phạm thu được bởi hoặc thiệt hại mà bên bị vi phạm chịu do hành vi vi phạm gây nên, tòa án ra quyết định đền bù một số tiền không vượt quá 500.000 Nhân dân tệ phù hợp với hoàn cảnh thực tế của hành vi vi phạm (Điều 56 Luật nhãn hiệu Trung Quốc).

Giống pháp luật Mỹ, Pháp luật Anh cũng quy định khi phát hiện các hành vi

xâm phạm nói trên, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền:

Yêu cầu bên vi phạm hoặc khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, huỷ bỏ hàng hóa vi phạm và bồi thường thiệt hại hoặc áp dụng các biện pháp khác để ngăn chặn xâm phạm;

Khởi kiện dân sự tại toà án có thẩm quyền (Điều 16, Điều 19 Luật nhãn hiệu Anh);

Nếu hàng hóa vi phạm được nhập khẩu vào Anh, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu Cơ quan Hải quan cấm thông quan hoặc bắt giữ hàng hóa vi phạm đó (Điều 89,90 Luật nhãn hiệu Anh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)