2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đốivới nhãn hiệu
2.7 Hiệu lực và gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
Pháp luật Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản đều quy định sau khi đăng ký
nhãn hiệu thông thường được bảo hộ trong một thời hạn nhất định là 10 năm. Sau
đó có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm bằng việc nộp đơn xin gia hạn và
lệ phí theo quy định.
Chủ nhãn hiệu thường được yêu cầu nộp đơn trong vòng 6 tháng trước khi
kết thúc thời hạn bảo hộ trước (riêng đối với Mỹ là 1 năm). Việc gia hạn có thể thực
hiện trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc thời hạn nói trên và người nộp đơn phải nộp thêm khoản phí cho việc gia hạn muộn (Điều 9 Luật nhãn hiệu Mỹ 1946; Điều 42,43 Luật nhãn hiệu Anh; Điều 37,38 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc; Điều 19,20 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản).
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì pháp luật của Anh, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đều có sự bảo hộ vô thời hạn kể từ khi nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.
Có thể thấy rằng, quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ của các nước trên là hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế và tương thích với pháp luật của các quốc gia khác. Điểm chung trong các quy định đó là thời gian bảo hộ nhãn hiệu không bị giới hạn. Điều này là do việc bảo hộ nhãn hiệu không làm cản trở sự phát triển khoa học công nghệ và không ảnh hưởng đến quyền khai thác kinh doanh thương mại của các chủ thể kinh doanh khác. Việc giới hạn về thời gian lần đầu và gia hạn chỉ là yêu cầu về mặt quản lý.
Việc quy định gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc chống cạnh tranh không lành mạnh. Nó khuyến khích chủ văn bằng bảo hộ sử dụng nhãn hiệu liên tục, hiệu quả và ngăn cản việc đăng ký nhãn hiệu mà không sử dụng gây trở ngại cho các chủ thể khác sử dụng các nhãn hiệu mới có khả năng phân biệt.