1.3.1 .Bảo hộ BMKD khuyến khích hoạt động nghiên cứu và sáng tạo
1.3.4 nghĩa thực tiễn của việc bảo hộ bí mật kinhdoanh
Về mặt thực tiễn, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD còn mang những ý nghĩa quan trọng sau đây:
Thứ nhất, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD là một cơ chế thể hiện sự tối đa hóa sự bảo hộ của nhà nước. Các tài sản trí tuệ thường
có nhiều loại hình và nhiều mức độ giá trị khác nhau. Để bảo hộ chúng một cách hiệu quả pháp luật cần phát triển nhiều hình thức và cơ chế bảo hộ nhằm tối đa hóa sự bảo hộ của nhà nước. BMKD là một hình thức như vậy.
Thứ hai, sự bảo hộ đối với các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới hình thức bảo hộ BMKD thể hiện tính ưu việt hơn so với hình thức bảo hộ sáng chế. Ở Việt Nam do nhiều lý do mà số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số các chủ thể kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp. Sự hạn chế về vốn của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ này dẫn đến sự hạn chế về phát triển công nghệ khiến cho các doanh nghiệp này khó có thể đủ sức tạo ra những tài sản trí tuệ được cấp bằng sáng chế cũng như khó có đủ khả năng tài chính để chi trả cho chi phí của việc nộp đơn cấp bằng sáng chế. Vì vậy, lựa chọn cơ chế bảo hộ BMKD với những ưu điểm về việc bảo hộ tự động, chi phí ít tốn kém trong việc xác lập và kiểm soát quyền đã giải quyết được các vướng mắc nói trên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về việc bảo hộ những tài sản trí tuệ của mình.
Tóm lại với những ý nghĩa nêu trên, có thể nói bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD là một trong những cơ chế bảo hộ hữu hiệu, đảm bảo một cách tối đa quyền của các chủ thể, vừa khắc phục được những nhược điểm của các cơ chế khác như sáng chế, vừa bổ sung hỗ trợ cho cơ chế chống cạnh tranh không lành mạnh. Đây là nhân tố đắc lực giúp cho môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy xã hội phát triển.
CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH