Bảo hộ BMKD có ý nghĩa trong việc chống cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (Trang 38 - 40)

1.3.1 .Bảo hộ BMKD khuyến khích hoạt động nghiên cứu và sáng tạo

1.3.2 Bảo hộ BMKD có ý nghĩa trong việc chống cạnh tranh không lành mạnh

không lành mạnh

Trong hoạt động kinh doanh – thương mại, lợi nhuận là vấn đề hàng đầu mà các thương nhân quan tâm. Nhưng trong cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt thì mục tiêu lợi nhuận lại có vai trò càng quan trọng với các nhà kinh doanh, nhiều khi vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận, vì lợi ích kinh tế là trên hết, có những nhà kinh doanh bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình. Một trong những biểu hiện của việc làm kinh tế tiêu cực, kiếm lợi nhuận bằng mọi giá đó là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đây là hậu quả tất yếu, là mặt trái của nền kinh tế thị trường, cho nên vai trò, nhiệm vụ của nhà nước là phải làm sao vừa phát triển được kinh tế, vừa quan tâm bảo vệ cho lợi ích của nhà kinh doanh lại vừa hạn chế được các tiêu cực, các mặt trái của nền kinh tế thị trường, tạo ra môi trường an toàn, thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Một trong các biện pháp để đạt được điều đó chính là bảo hộ cho quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD.

Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp việc thực hiện các hành vi xâm phạm chủ yếu với mục đích là để lợi dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh… đang được bảo hộ hợp pháp và có uy tín trên thị trường để thu lợi bất hợp pháp, gây ảnh hưởng, thiệt hại cho đối thủ của mình, và đó cũng có bản chất là cạnh tranh không lành mạnh. Đối với BMKD các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp các thông tin bí mật trong kinh doanh, các đối thủ cũng luôn tìm cách lôi kéo nhân viên hay người lao động của các doanh nghiệp khác nhằm thu thập BMKD họ có được khi làm việc cho doanh nghiệp đó. Những điều này là mối đe dọa cho sự an toàn của các bí quyết kinh doanh. Việc quy định những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD và các quy định khác về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD của pháp luật là một biện

pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền cho các chủ sở hữu BMKD và cũng có ý nghĩa trong việc chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Như vậy, rõ ràng là pháp luật về bảo hộ BMKD đã tạo ra sự ổn định cho môi trường kinh doanh, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp trong kinh doanh bằng việc quy định nghĩa vụ phải tuân thủ các nguyên tắc cạnh tranh công bằng và trung thực trong kinh doanh cho các thương nhân, ngay cả khi các nguyên tắc này không được xác lập trong hợp đồng.

Việc chống cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta đã được nhà nước quan tâm và ban hành một văn bản riêng về vấn đề này, đó là Luật cạnh tranh 2004, và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng có quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Pháp luật vừa quy định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD trong Luật Sở hữu trí tuệ lại vừa quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh như trên là bởi vì thực chất hành vi xâm phạm quyền và hành vi cạnh tranh không lành mạnh có mối quan hệ tương quan nhất định với nhau, hỗ trợ nhau. Việc bảo vệ cái này sẽ có ý nghĩa trong việc bảo vệ cái kia. Đây chính là hai phương thức kiện mà tùy từng trường hợp xâm phạm, gây thiệt hại cụ thể mà người bị thiệt hại có thể lựa chọn một trong hai để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình một cách có hiệu quả nhất. Khi người vi phạm không thực hiện hành vi giống như hành vi xâm phạm mà vẫn gây hại cho chủ thể có quyền thì chúng ta phải có một công cụ hỗ trợ đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh để bù đắp khoảng trống. Mục đích của việc kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng là buộc chấm dứt hành vi vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại. Khi khởi kiện người vi phạm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chủ thể bị vi phạm vẫn có thể bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của mình như khi khởi kiện về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trong các trường hợp

mà các chủ thể vi phạm quyền của nhau mà không có mối quan hệ gì chứng minh là họ có sự cạnh tranh với nhau thì không thể chọn hình thức kiện theo hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà phải chọn phương thức về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với BMKD.

Tuy nhiên, hai văn bản này có những quy định còn chưa thống nhất: Điều 130 Luật SHTT đã không liệt kê hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới BMKD, trong khi đó khoản 2 Điều 39 của Luật cạnh tranh đã xác định hành vi xâm phạm BMKD là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và Luật cạnh tranh lại không liệt kê được đầy đủ các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. Do vậy, các quy định về bảo hộ bí mật kinh doanh trong Luật SHTT 2005 chính là sự bổ sung cho những khuyết thiếu trên của Luật cạnh tranh góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)