Thứ hai, khi được sử dụng, BMKD sẽ tạo ra lợi thế cho người nắm giữ hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (Trang 45 - 49)

1.3.1 .Bảo hộ BMKD khuyến khích hoạt động nghiên cứu và sáng tạo

2.1 Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinhdoanh

2.1.2 Thứ hai, khi được sử dụng, BMKD sẽ tạo ra lợi thế cho người nắm giữ hoặc

người nắm giữ hoặc người sử dụng BMKD đó so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng.

Nếu như ở điều kiện thứ nhất là yêu cầu về nguồn gốc, tính sáng tạo và cách thức tạo ra BMKD thì ở điều kiện thứ hai là yêu cầu về giá trị của BMKD. Bên cạnh tính bí mật, tính giá trị hay tính hữu ích, giá trị thương mại kinh tế của BMKD cũng là một trong những đặc điểm cơ bản, nó được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau nhất là trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra cho chủ sở hữu hoặc người sử dụng nó lợi thế nhất định so với đối thủ cạnh tranh hay các chủ thể kinh doanh khác trên thị trường. Nếu BMKD mà không đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp hay chủ sở hữu, người sử dụng nó thì đó không còn là BMKD. Chính vì thế mà BMKD chỉ được bảo hộ nếu nó có khả năng sử dụng trong kinh doanh, tạo ra được lợi thế cho chủ sở hữu hoặc những người biết và sử dụng nó.

Giá trị hay lợi thế của BMKD có thể là lợi thế trực tiếp hoặc lợi thế gián tiếp, có thể là lợi ích trước mắt hay lợi ích mang tầm chiến lược lâu dài. Ví dụ các BMKD về công thức pha chế thành phần nguyên liệu có thể tạo ra lợi thế trực tiếp từ ưu thế vượt trội của sản phẩm như công thức pha chế nước hoa Chanel No5 của Pháp hay công thức và quy trình sản xuất bia Heniken…;hoặc BMKD về nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khác hàng trên thị trường có thể đem lại lợi thế cho doanh nghiệp vì bán được nhiều hàng hóa hơn…Mỗi BMKD đều có thể tạo ra cho chủ sở hữu hay người sử dụng những lợi thế khác nhau nhưng chúng có thể được xếp thành các loại lợi thế sau: lợi thế về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; lợi thế về giá thành sản phẩm, dịch vu; lợi thế về thị phần của sản phẩm, dịch vụ; lợi thế về thương hiệu; lợi thế về cơ hội kinh doanh và các lợi thế khác.

2.1.3 Thứ ba, BMKD được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Tính bí mật là một đặc tính cơ bản của BMKD, chỉ khi BMKD còn giữ được bí mật thì giá trị của nó mới tồn tại. Nhưng ai là người có nghĩa vụ bảo mật cho các thông tin đó? Bí mật của ai thì người đó tự giữ bí mật là đảm bảo nhất, an toàn nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Chính vì vậy, pháp luật quy định BMKD được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Quy định này hoàn toàn phù hợp với lẽ tự nhiên, từ xa xưa khi chưa có quy định của pháp luật về việc này thì con người đã tự biết áp dụng các biện pháp bảo mật để bảo vệ BMKD của mình, chống lại sự xâm phạm của tất cả những người thứ hai khác. Và nếu giá trị của BMKD càng lớn, lợi thế mà nó đem lại càng nhiều thì chủ sở hữu càng phải áp dụng các biện pháp mạnh, chắc chắn để đủ sức bảo mật cho nó, điều này có nghĩa là phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ sở hữu BMKD để tự đưa ra các biện pháp cho phù hợp. Để đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp bảo mật, pháp luật không quy định cụ thể mà cũng phụ thuộc nhận định chủ quan của người xử lý vụ việc trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ các bên cung cấp để bảo vệ quyền lợi của họ khi có tranh chấp xảy ra.

Các biện pháp bảo mật thích hợp được chủ thể nắm giữ thông tin áp dụng bao gồm:

Thứ nhất, biện pháp hạn chế việc biết được hoặc tiếp cận được thông tin: Biện pháp cất giữ thông tin (cất trong két sắt, cất giữ thông tin không theo trật tự vốn có của nó,…); Biện pháp chống tiếp cận thông tin (mã hóa thông tin, mã truy cập thông tin…). Các biện pháp lưu trữ và bảo mật thông tin phải

được áp dụng triệt để. Ví dụ, thông tin bí mật không thể được đọc trên màn ảnh, trên máy fax, trên bàn; dữ liệu trong máy tính phải được bảo vệ bằng mật mã và chỉ nhân viên có quyền mới được đọc; thông tin không dùng đến phải được cất giữ cẩn thận, kín đáo hoặc hủy bỏ hoàn toàn; giấy tờ tài liệu chứa thông tin bí mật nếu không dùng nữa phải cho vào máy xé vụn trước khi cho vào thùng rác…

Thứ hai, biện pháp chống bộc lộ thông tin: Ký kết các hợp đồng bảo mật, hợp đồng lao động trong đó có quy định trách nhiệm của người được biết hoặc tiếp cận thông tin không được bộc lộ thông tin hoặc không được tìm cách biết được thông tin mà mình được tiếp cận.

Trên thực tế, các chủ thể thường sử dụng nội quy để bảo mật cho BMKD của mình dưới dạng các điều cấm và các biện pháp xử lý kỷ luật. Các điều cấm được quán triệt đến từng cán bộ, nhân viên có liên quan đến BMKD trong đơn vị và hình thức xử lý kỷ luật khi có vi phạm xảy ra thường là hình thức cao nhất - sa thải. Đối với các thông tin mang tính chiến lược, chủ sở hữu chỉ cho phép một số ít các nhân viên biết được và yêu cầu họ ký các cam kết bảo mật, bên cạnh hình thức sa thải còn có các quy định phạt tiền rất nặng nếu vi phạm nghĩa vụ bảo mật đã cam kết.

Ví dụ: Một doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển một quy trình để sản xuất sản phẩm của mình cho phép sản xuất ra hàng hóa với phương thức hiệu quả hơn về mặt chi phí. Quy trình này tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ của mình. Do vậy, doanh nghiệp này đã đánh giá bí quyết kỹ thuật của mình như một bí mật kinh doanh và không muốn để đối thủ cạnh tranh biết được nó. Phải đảm bảo rằng chỉ một số lượng hạn chế người biết về bí mật này, và những người được biết này phải nhận thức rằng

đó là bí mật. Khi giao dịch với các bên thứ ba hoặc chuyển giao quyền sử dụng bí quyết kỹ thuật của mình, doanh nghiệp ký các hợp đồng bảo mật để đảm bảo rằng tất cả các bên biết thông tin đó là bí mật. Trong trường hợp này, việc chiếm đoạt thông tin bởi một đối thủ cạnh tranh hoặc của bên thứ ba bất kỳ đều bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.

Tóm lại, trong mọi trường hợp, bản thân chủ sở hữu BMKD hay người nắm giữ phải tự mình xác định giá trị của BMKD và tự áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp.

Bên cạnh các điều kiện để một thông tin hay tập hợp các thông tin là BMKD thì pháp luật cũng có những quy định về những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là BMKD cho dù các thông tin đó cũng có tính bí mật và có giá trị nhất định, đó là: bí mật về nhân thân, bí mật về quản lý nhà nước, bí mật về quốc phòng, an ninh, thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh (Điều 85 Luật SHTT).

Các bí mật về nhân thân là bí mật về những tội lỗi, sai lầm của cá nhân trong quá khứ, bí mật về đời sống riêng tư của mỗi cá nhân…là những thông tin được cá nhân che dấu, giữ bí mật, không áp dụng vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra lợi thế so với các đối thủ khác được, không tạo ra được lợi nhuận. Các thông tin này được bản thân cá nhân đó giữ bí mật, chỉ có giá trị đối với họ và có thể có liên quan ảnh hưởng đến công việc kinh doanh nhưng xét cho cùng các thông tin này về bản chất không mang tính sáng tạo hay sự đầu tư nên đương nhiên không được pháp luật bảo hộ với tư cách là BMKD.

Đối với các bí mật về quản lý nhà nước hay bí mật về quốc phòng, an ninh đã được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa là bí mật nhà nước tại Pháp

lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 1991. Theo đó, bí mật nhà nước là “những tin tức về vụ, việc, tài liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ, thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Các quy định nói trên thể hiện cho tính thống nhất của pháp luật, tránh được sự chồng chéo, đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của luật đối với các đối tượng khác nhau đặc biệt với những thông tin mang tính tư duy, sáng tạo, sự đầu tư của con người nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh với tư cách là đối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)