Thứ nhất, BMKD không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (Trang 43 - 45)

1.3.1 .Bảo hộ BMKD khuyến khích hoạt động nghiên cứu và sáng tạo

2.1 Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinhdoanh

2.1.1 Thứ nhất, BMKD không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có

và không dễ dàng có được

BMKD là một sản phẩm của lao động trí tuệ, người sáng tạo ra nó có khi phải bỏ ra nhiều công sức, tiền của (đầu tư cho các trang thiết bị cơ sở vật chất để phục vụ cho việc nghiên cứu, thuê nghiên cứu, sáng tạo) hoặc phải tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng trong thời gian nhất định (chủ sở hữu đã dày công tìm tòi, phát hiện, nỗ lực nghiên cứu, thí nghiệm) thì mới có được. Do đó BMKD không phải là hiểu biết thông thường. Một người có kiến thức trung bình trong lĩnh vực tương ứng không thể dễ dàng có được, biết được, suy đoán được ra BMKD đó và để tìm ra thông tin ấy cũng không dễ dàng, nhanh chóng.

BMKD có thể là công thức hợp chất hóa học, chiến lược quảng cáo, danh sách khách hàng…, BMKD cũng không phải là mẩu thông tin đơn lẻ, BMKD phải là quy trình hoặc thiết bị để sử dụng liên tục khi tiến hành công việc kinh doanh. Do đó, BMKD bao giờ cũng hàm chứa một lượng tri thức

sáng tạo nhất định. Vì tính trí tuệ của BMKD, tính giá trị cũng như vì nó không phải là hiểu biết thông thường nên người ta không thể dễ dàng tìm kiếm chúng trên các kênh thông tin phổ biến như sách giáo khoa, giáo trình, tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình nghiên cứu khoa học… hay trên mạng Internet. Những kiến thức chung, kiến thức phổ thông thể hiện trong các kênh thông tin nói trên đều không phải là BMKD. Tuy nhiên, khi các thông tin đứng riêng lẻ có thể không phải là BMKD nhưng khi chúng nằm trong một tập hợp nhất định với sự sắp xếp kết hợp nhất định bởi sự sáng tạo thì nó có thể lại là một BMKD. Một tập hợp kiến thức được coi là BMKD đôi khi không đòi hỏi những thông tin bộ phận phải thỏa mãn điều kiện không là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. Các thông tin bộ phận của BMKD có thể chỉ là những kiến thức thông thường mang tính phổ thông hoặc được lấy từ các nguồn thông tin, tư liệu công cộng nhưng sự kết hợp chúng, tìm kiếm chúng lại thể hiện công sức đầu tư và sáng tạo của người tạo ra nó.

Trên thực tế việc xem xét, nhận định một thông tin có phải là hiểu biết thông thường hay dễ dàng có được hay không là việc làm khó khăn. Điều kiện này khó áp dụng bởi nó mang tính chất định tính, không cụ thể mà tính định tính này sẽ có thể dẫn đến tình trạng xem xét vấn đề theo ý chí chủ quan của các thẩm phán hay những người áp dụng pháp luật. Mặt khác, những người này không thể có kiến thức sâu rộng về tất cả các lĩnh vực để có thể đánh giá, nhận định một cách chính xác một tập hợp kiến thức nào đó có phải là kiến thức thông thường hay không. Quan trọng hơn là trình độ cũng như khả năng hiểu biết của các thẩm phán lại không đồng đều giữa các vùng miền khác nhau sẽ dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất.

Như vậy, một thông tin hay tập hợp thông tin phải là sự đầu tư, là trí tuệ, sáng tạo của con người mới đáp ứng được điều kiện thứ nhất của BMKD. Những hiểu biết thông thường và dễ dàng có được từ các nguồn thông tin đại chúng, ai cũng có thể có được thì chắc chắn không phải là BMKD.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)