Nghĩa của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình 03 (Trang 34 - 35)

1.2. Vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình và trách

1.2.2. nghĩa của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng

công trình

Hoạt động xây dựng là một hoạt động có ý nghĩa về mặt kinh tế hết sức quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, nó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho xã hội. Hệ thống các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động xây dựng nhằm đảm bảo cho trật tự của các quan hệ xã hội trong hoạt động xây dựng nói chung cũng như quan hệ HĐTCXD nói riêng. Việc các bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã giao kết sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Do đó, trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD được quy định có ý nghĩa quan trọng, thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

- Thứ nhất là, trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ HĐTCXD. Khi tham gia vào quan hệ HĐTCXD, các bên đều hướng đến những lợi ích nhất định. Đó là những lợi ích hợp pháp nhận được từ việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng như lợi nhuận từ việc sản xuất, thi công, công trình xây dựng hoàn thành để sử dụng… Hành vi vi phạm HĐTCXD sẽ trực tiếp ảnh hưởng, làm giảm sút những lợi ích trên của bên bị vi phạm và để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm, pháp luật cho phép họ được tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các trách nhiệm đối với bên vi phạm.

- Thứ hai là, trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD nhằm ngăn ngừa và

hạn chế vi phạm hợp đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên trong việc ký kết và thực hiện HĐTCXD. Với nguyên tắc “lỗi suy đoán”, pháp luật buộc các bên phải gánh chịu trách nhiệm với mọi hành vi vi phạm hợp đồng đã ký kết và có hiệu lực, ngoại trừ các trường hợp miễn trách nhiệm mà nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên vi phạm hợp đồng. Với những bất lợi không muốn có mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu, trách nhiệm do vi phạm

nghĩa vụ hợp đồng được đặt ra nhằm tác động vào ý thức của các bên trong việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết theo hợp đồng, từ đó hạn chế vi phạm HĐTCXD.

- Thứ ba là, trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD góp phần đảm bảo trật

tự vận hành của hoạt động xây dựng, của nền kinh tế thị trường nói chung. HĐTCXD được ký kết và có hiệu lực thì nó sẽ ràng buộc trách nhiệm giữa

các bên thông qua các quyền và nghĩa vụ. Lúc này, nguyên tắc “thực hiện đúng hợp đồng” [20, Điều 412] được đặt ra và buộc các bên phải thực hiện.

Do vậy, để trách tình trạng tùy tiện, không tôn trọng các cam kết theo hợp đồng thì trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD được đặt ra góp phần đảm bảo cho sự vận hành có trật tự của các quan hệ trong hoạt động xây dựng cũng như quan hệ kinh tế nói chung. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với quan hệ HĐTCXD được xác lập để thi công những công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình 03 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)