2.2. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thi công
2.2.4. Tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng thi công xây dựng
công trình
2.2.4.1. Khái niệm
Tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng là hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng quy định. BLDS không đưa ra khái niệm về tạm dừng thực hiện công việc mà đã
sử dụng từ “hoãn” khi cho phép một bên được quyền hoãn việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự khi xảy ra các trường hợp quy định theo Điều 415. Bộ luật dân sự ghi nhận quyền hoãn thực hiện, điều đó có nghĩa là bên có nghĩa vụ đến hạn đáng lẽ ra phải thực hiện thì họ được phép không thực hiện. Việc không thực hiện đúng theo thời hạn này là do pháp luật thừa nhận. Vì vậy việc không thực hiện hợp đồng đúng thời hạn của phía hoãn không kéo theo
các chế tài [8, tr.158]. LTM đã quy định về chế tài “Tạm ngừng thực hiện hợp đồng” – là một trong các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại.
Theo đó, Điều 308, LTM quy định “tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng” [21]. Pháp luật
chuyên ngành quy định về HĐXD nói chung và HĐTCXD nói riêng cũng không đưa ra khái niệm về tạm dừng thực hiện công việc trong HĐXD mà chỉ quy định các trường hợp được tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng mà theo đó khi xảy ra một trong các trường hợp được quy định, mỗi bên có quyền tạm dừng thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết. Một số văn bản quốc tế hiện đại về hợp đồng như Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế tại Điều 7.3.4 cũng quy định cho phép một bên hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình khi khi có cơ sở để tin rằng bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
Như vậy, tạm dừng thực hiện công việc trong HĐTCXD được hiểu là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong HĐTCXD. Theo đó, công việc mà mỗi bên phải thực hiện theo HĐTCXD đến hạn thực hiện hoặc đang thực hiện nhưng tạm thời dừng lại. Có thể đó là tạm dừng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của bên giao thầu hoặc tạm dừng thực hiện nghĩa vụ thi công xây dựng của bên nhận thầu trong một khoảng thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó, các nghĩa vụ tạm dừng lại tiếp tục được thực hiện như đã thỏa thuận theo hợp đồng. Tạm dừng thực hiện công việc trong HĐTCXD không làm chấm dứt nghĩa vụ hay phát sinh nghĩa vụ mới, đó là một biện pháp tự bảo vệ của các bên bởi lẽ việc áp dụng biện pháp này không cần có sự can thiệp của cơ quan công quyền. Có thể nói, tạm dừng thực hiện công việc trong HĐTCXD là việc không thực hiện đúng hợp đồng được pháp luật cho phép.
2.2.4.2. Hậu quả pháp lý của việc tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng thi công xây dựng công trình
Khi tạm dừng thực hiện công việc trong HĐTCXD thì hậu quả pháp lý của nó là công việc theo HĐTCXD mà một bên phải thực hiện sẽ được tạm
dừng lại trong một khoảng thời gian nhất định. Mặc dù bị tạm dừng thực hiện nhưng HĐTCXD đó vẫn còn hiệu lực pháp luật, các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận vẫn có giá trị pháp lý và ràng buộc các bên đối với nhau.
Đối với bên nhận thầu, trong trường hợp “không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết” [23, Điều 145] thì
bên giao thầu sẽ được tạm dừng việc thanh toán cho bên nhận thầu. Đối với
bên giao thầu, trong trường hợp “vi phạm các thỏa thuận về thanh toán’’
[4, Điều 39, khoản 2, điểm b], theo HĐTCXD đã ký kết thì bên nhận thầu được tạm dừng thực hiện các công việc thi công xây dựng công trình. Như vậy, hậu quả pháp lý ở đây các công việc thuộc về nghĩa vụ của mỗi bên trong HĐTCXD sẽ phải tạm dừng lại khi bên kia vi phạm hợp đồng cũng đồng nghĩa với việc HĐTCXD bị tạm ngừng trong một khoảng thời gian nhất định. Biện pháp tạm dừng thực hiện công việc trong HĐTCXD chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về thời gian hợp đồng bị tạm dừng mà quy định thời gian này do hai bên cùng thương lượng giải quyết. Mục đích của việc tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng là hướng bên vi phạm hợp đồng phải thực hiện đúng hợp đồng. Do đó, nếu bên vi phạm hợp đồng đã thực hiện theo đúng hợp đồng thì biện pháp tạm dừng phải chấm dứt, bên tạm dừng thực hiện nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Ngoài hậu quả làm gián đoạn việc thực hiện hợp đồng, làm cho nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng bị tạm dừng lại trong một khoảng thời gian nhất định thì trong bất cứ trường hợp nào, việc tạm dừng thực hiện công việc theo HĐTCXD cũng có thể gây ra những hậu quả pháp lý khác như làm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng, gây ra các thiệt hại nhất định cho bên bên giao thầu và bên nhận thầu. Đối với các khoản thiệt hại do việc áp dụng biện pháp
tạm dừng, đương nhiên bên có hành vi vi phạm hợp đồng phải gánh chịu trách nhiệm, mức đền bù thiệt hại do các bên thỏa thuận trong HĐTCXD. Do những hậu quả bất lợi đó mà pháp luật hiện hành quy định cụ thể các trường hợp mà các bên có thể thỏa thuận để áp dụng quyền tạm dừng. Quy định này nhằm tránh tình trạng làm dụng quyền tạm dừng HĐTCXD của các bên mà gây ra những hậu quả không đáng có, ảnh hưởng đến chất lượng chung của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, phù hợp với đặc thù chung của công việc thi công xây dựng công trình. Do vậy để các bên chỉ có thể áp dụng quyền tạm dừng HĐTCXD trong các trường hợp mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật đã quy định.
Việc tạm dừng thực hiện hợp đồng thầu phụ trong mối quan hệ hợp đồng thầu chính và với các hợp đồng thầu phụ khác được thực hiện như sau: Khi CĐT vi phạm hợp đồng thầu chính, nhà thầu chính được quyền tạm dừng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thầu chính, kéo theo đó là các nghĩa vụ của nhà thầu phụ cũng được tạm dừng thực hiện. Khi CĐT vi phạm nghĩa vụ thanh toán cho một nhà thầu phụ theo hợp đồng thầu chính thì nhà thầu phụ có thể tạm dừng thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng thầu phụ, các nghĩa vụ của các nhà thầu phụ khác theo hợp đồng thầu phụ khác vẫn được thực hiện bình thường. Khi nhà thầu chính vi phạm nghĩa vụ theo từng hợp đồng thầu phụ, nhà thầu phụ có quyền tạm dừng hợp đồng thầu phụ đó. Trường hợp nhà thầu chính vi phạm nghĩa vụ của mình, CĐT có quyền tạm dừng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thầu chính và khi từng nhà thầu phụ vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính được tạm dừng thực hiện đối với từng hợp đồng thầu phụ tương ứng.
Đối với hành vi vi phạm HĐTCXD của một bên do nguyên nhân của bên thứ 3, pháp luật quy định bên vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng đối với bên kia. Cụ thể bên bị vi phạm HĐTCXD được quyền
tạm dừng thực hiện công việc theo hợp đồng của mình khi bên kia vi phạm hợp đồng cho dù việc vi phạm hợp đồng của họ là do nguyên nhân của bên thứ 3 gây ra. Như vậy việc áp dụng biện pháp tạm dừng thực hiện hợp đồng của một bên do bên kia vi phạm không cần xác định yếu tố lỗi của bên vi phạm hợp đồng mà chỉ cần xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận theo quy định thì có thể áp dụng trách nhiệm này.
Khi áp dụng biện pháp tạm dừng công việc trong HĐTCXD, bên bị vi phạm có thể áp dụng các hình thức trách nhiệm khác đối với bên có hành vi vi phạm HĐTCXD như áp dụng kết hợp với biện pháp buộc sửa chữa, khắc phục hư hỏng, khiếm khuyết của công trình, áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp sau khi đã tạm ngừng
thực hiện công việc trong HĐTCXD mà bên kia vẫn “không khắc phục lỗi của mình trong khoảng thời gian đã thống nhất mà không có lý do chính đáng thì bên tạm ngừng có quyền chấm dứt hợp đồng” [4, Điều 40, khoản 3].
Về trình tự, thủ tục tạm dừng, pháp luật quy định trước khi một bên tạm dừng thực hiện công việc trong HĐTCXD thì phải báo cho bên kia biết trước bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do tạm dừng thực hiện. Bên giao thầu, bên nhận thầu phải có trách nhiệm cùng thương lượng giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng.
2.2.4.3. Thực tiễn áp dụng tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng thi công xây dựng công trình
Tạm dừng thực hiện công việc trong HĐTCXD là biện pháp tự vệ của một bên khi bên kia vi phạm hợp đồng với mục đích hướng tới việc thực hiện đúng hợp đồng của bên vi phạm. Biện pháp này thể hiện tính linh hoạt của
nguyên tắc “thực hiện đúng hợp đồng” mà pháp luật quy định, đồng thời bảo
biện pháp tạm ngừng thực hiện công việc trong HĐTCXD theo pháp luật hiện hành xảy ra vướng mắc sau đây:
Theo khoản 1, Điều 39 Nghị định 48 pháp luật quy định các tình huống
tạm ngừng, quyền được tạm dừng của mỗi bên “phải được bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận” [4] trong HĐTCXD. Theo đó việc tạm dừng thực
hiện công việc trong HĐTCXD của mỗi bên chỉ được thực hiện khi các bên có thỏa thuận trong HĐTCXD. Điều này dẫn đến việc tạm dừng HĐTCXD trên thực tế thiếu sự linh hoạt và vướng mắc khi một bên vi phạm HĐTCXD thuộc trường hợp được tạm dừng theo quy định nhưng trong hợp đồng không
có thỏa thuận áp dụng hoặc xảy ra các “vi phạm cơ bản” vậy khi đó các bên
có được tạm dừng thực hiện hợp đồng hay không. Vậy quyền tạm dừng thực hiện HĐTCXD, các tình huống được tạm dừng có bắt buộc phải thỏa thuận trong HĐTCXD thì mới được áp dụng hay không. Đối chiếu với quy định về chế tài tạm dừng thực hiện hợp đồng theo quy định của LTM, có thể thấy rằng LTM ghi nhận việc áp dụng chế tài này rất linh hoạt. Cụ thể LTM quy định
“tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng ” [21, Điều 308]. Theo quy
định này, các bên có thể áp dụng chế tài tạm dừng thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng về những trường hợp là điều kiện tạm dừng hoặc tạm dừng hợp đồng theo quy định của pháp luật trong trường hợp một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Như vậy LTM còn cho phép các bên thực hiện quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng khi trong hợp đồng không thỏa thuận về việc áp dụng.
dừng ở mức độ khái quát cao vừa định tính được các dạng vi phạm hợp đồng (khoản 1 Điều 208, Luật thương mại năm 2005) vừa định lượng được các dạng vi phạm hợp đồng. Trong khi đó, khoản 2, Điều 39 Nghị định 48 quy định về các trường hợp vi phạm là căn cứ áp dụng biện pháp tạm dừng thực hiện HĐTCXD một cách không chặt chẽ, có trường hợp chỉ định tính mà không định lượng được hành vi vi phạm, có trường hợp có định tính và định lượng nhưng không đầy đủ. Cụ thể, theo điểm b, khoản 2, Điều 39 quy định bên nhận thầu thực hiện quyền tạm dừng khi bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu quá 28 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán. Quy định trên cho thấy quyền tạm dừng hợp đồng của bên nhận thầu chỉ áp dụng khi bên giao thầu không thanh toán mà không quy định quyền tạm dừng trong trường hợp bên giao thầu thanh toán thiếu. Điều này sẽ dẫn đến những vướng mắc cho các bên khi áp dụng quy định này khi xảy ra trường hợp bên giao thầu thanh toán không đầy đủ theo hợp đồng, gây khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh.