1.3. Nguồn luật điều chỉnh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng th
1.3.2. Tính thống nhất của các văn bản quy phạm phápluật quy địnhvề
về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình
Việc nghiên cứu và hiểu rõ tính thống nhất của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ phù hợp với các yêu cầu đặt ra. Hơn nữa, một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện sẽ là cơ sở cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất và có hiệu quả cao. Tính thống nhất của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD được thể hiện trong mối quan hệ giữa luật chung - luật riêng và luật chuyên ngành. Đây là một nguyên tắc áp dụng pháp luật cơ bản ở hầu hết các nước theo truyền thống Civil Law như Pháp, Nhật, Việt Nam. Cụ thể, BLDS được coi là một đạo luật gốc (luật chung), các quy định trong đó được áp dụng cho mọi giao dịch có tính chất bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể tham gia trong các lĩnh vực: dân sự, thương mại, lao động... LTM (luật riêng) trên cơ sở các quy định của luật gốc đã quy định những vấn đề riêng trong hoạt động thương mại, các quy định đó được áp dụng riêng cho hoạt động thương mại có tính chất kinh doanh thu lợi như: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, gia công trong thương mại và các hoạt động trung gian thương mại khác. Trong lĩnh vực xây dựng cụ thể, Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định những vấn đề áp dụng riêng cho HĐXD. Quy định riêng về HĐXD trong luật chuyên ngành thường đề cập các vấn đề chủ yếu mang tính chất đặc trưng của loại hợp đồng đó.
Trong mối quan hệ giữa luật chung - luật riêng và luật chuyên ngành, pháp luật cho phép luật chuyên ngành (luật riêng trong từng lĩnh vực cụ thể) có thể có những quy định không đồng nhất với luật chung, nhưng những quy định này phải đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật, không chồng chéo, gây khó khăn khi áp dụng. Mối quan hệ giữa luật chung - luật riêng và luật chuyên ngành không chỉ giải quyết vấn đề xác định các văn bản nào chứa đựng quy phạm điều chỉnh quan hệ đó mà còn đưa ra nguyên tắc áp dụng pháp luật.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật về trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD được thực hiện trên cơ sở mối quan hệ giữa luật chung - luật riêng và luật chuyên ngành. Cụ thể như sau:
- Việc áp dụng các quy định pháp luật về trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD ngoài việc tuân theo các quy định riêng của Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành nó còn chịu sự điểu chỉnh của BLDS. Vấn đề này được đặt ra để giải quyết là vì BLDS cũng quy định những vấn đề pháp lý chung mang tính nguyên tắc về trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự (trong tất cả các lĩnh vực từ giao dịch dân sự thông dụng đến kinh doanh thương mại). Vì vậy, những vấn đề mà Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về HĐTCXD không có quy định thì sẽ áp dụng các quy định của BLDS để giải quyết.
- HĐTCXD cũng là một loại hợp đồng thương mại (được hiểu theo nghĩa rộng). Vì vậy, những vấn đề liên quan đến HĐTCXD không những chịu sự điều chỉnh của Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành mà còn được điều chỉnh bởi các quy định của LTM. Trong mối quan hệ với LTM thì Luật xây dựng là luật riêng điều chỉnh trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD có tính chất thương mại chỉ trong lĩnh vực xây dựng, còn luật thương mại là luật chung điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng thương mại nói chung. Do vậy, khi
áp dụng trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD cần áp dụng các quy định chung về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại. Trường hợp, có những vấn đề mà Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định thì sẽ áp dụng các quy định về chế tài trong thương mại theo LTM để giải quyết. Đối với những vấn đề mà Luật xây dựng, LTM không quy định thì sẽ áp dụng các quy định trong BLDS để giải quyết.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với pháp luật về trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD của nước ta thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Như vậy, việc áp dụng trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD cần phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong mối quan hệ giữa luật chung - luật riêng và luật chuyên ngành cũng như đảm bảo tính thống nhất giữa pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế. Có như vậy thì hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung và HĐXD nói riêng mới hoàn thiện và phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Từ đó tạo cơ sở pháp lý cho các bên giao kết, thực hiện đúng hợp đồng và xác định trách nhiệm pháp lý do vi phạm cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh.
Chương 2
PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM