Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần
2.1.6. Vấn đề kiểm soát giao dịch chứa khả năng tư lợi và nội gián
So với Luật Công ty 1990, LDN 1999 và LDN 2005 tiến bộ hơn khi đề cập đến việc kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi và nội gián. Đó là những giao dịch chứa đựng khả năng xâm hại đến quyền lợi của công ty, của cổ đông và của chủ nợ công ty. Chúng thường xuất phát từ hành vi trục lợi của
58
chủ thể có thẩm quyền thiết lập giao dịch hoặc của những người có ảnh hưởng đến quyết định xác lập giao dịch đó Do đó, chế định quản trị công ty của các nước đều có các quy định để ngăn chặn, kiểm soát giao dịch này. Để ngăn chặn khả năng gây hại của các giao dịch này, bên cạnh việc quy định cơ chế giám sát hành vi của các chủ thể có thẩm quyền và quy trách nhiệm cho họ, LDN 2005 đã quy định các thủ tục kiểm soát chặt chẽ việc giao kết, thực thi một số hợp đồng có khả năng xảy ra hiện tượng tư lợi (điều 120). Về mặt khoa học, cách tiếp cận xử lý này là hợp lý. Bởi nó không chỉ đảm bảo lợi ích của công ty khỏi bị xâm hại mà còn đảm bảo cho công ty khả năng có được lợi ích từ các giao dịch đó. Tuy nhiên việc ngăn chặn các giao dịch trên trong thời gian qua chưa mang lại kết quả mong muốn, vẫn còn những hạn chế nhất định trong cơ chế thực thi chúng. Cụ thể là:
Thứ nhất, Mặc dù LDN 2005 đã yêu cầu các thành viên HĐQT, thành viên BKS, TGĐ và những người quản lý khác phải kê khai, thông báo đầy đủ, kịp thời chính xác về thông tin trên (khoản 1, 2, 3 điều 118; điểm d khoản 1 điều 119 LDN 2005). Tuy nhiên, việc yêu cầu cổ đông nắm khả năng chi phối việc xác lập giao dịch công bố thông tin trên thì chưa được quy định rõ. Bên cạnh đó, LDN 2005 cũng chưa có biện pháp hữu hiệu nào buộc những đối tượng trên phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định trên.
Thứ hai, Điểm c khoản 1 điều 119 LDN 2005 quy định rõ việc không cho phép thành viên HĐQT, TGĐ hoặc GĐ và người quản lý khác sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên LDN 2005 cũng không có một chế tài nào quy định trách nhiệm vật chất đối với những hành vi nội gián giúp người ngoài (không thuộc diện người có liên quan quy định tại điều 3 LDN 2005) thực hiện việc mua, bán cổ phiếu gây thiệt hại cho công ty, cũng như trách nhiệm cụ thể của người quản lý đối với những hành vi bất cẩn làm lộ thông tin nội bộ để người khác khai thác gây bất lợi cho công ty.
Bên cạnh đó, LDN 2005 cũng chưa đề cập đến trách nhiệm vật chất của những cổ đông không trực tiếp tham gia quản lý nhưng có khả năng chi phối
59
việc ra quyết định xác lập các giao dịch nội gián và mang tính tư lợi nói trên. Trong khi đó, pháp luật của một số nước xem những cổ đông này như là “người quản lý thực tế” của công ty. Vì thế, họ chịu trách nhiệm tương tự như các thành viên của HĐQT và những người quản lý khác. Philippine là một ví dụ điển hình.
Thứ ba, bên cạnh việc thông qua hệ thống giám sát nội bộ, LDN 2005 còn thực hiện việc kiểm soát hệ thống lương thưởng chính thức của những người quản lý điều hành. Cụ thể là khoản 3 điều 117 LDN 2005 quy định việc trả lương cho TGĐ (GĐ), thù lao cho thành viên HĐQT phải báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, LDN 2005 lại không quy rõ việc phải báo cáo luôn các khoản thưởng ngoài lương. Do đó mục tiêu kiểm soát các khoản thu nhập của người quản lý cũng sẽ khó đạt được như mong muốn.
Thứ tư, LDN 2005 hiện nay chưa quy định rõ quyền khởi kiện của cổ đông đối với GĐ (TGĐ), thành viên HĐQT khi phát hiện ra hành vi tư lợi và nội gián của họ. Trong khi đó, việc yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ để xử lý vi phạm trên đối với những chủ thể trên thường gặp nhiều khó khăn và cản trở từ phía họ. Do đó, việc quy định cụ thể quyền này của cổ đông cũng là điều cần thiết để tạo áp lực cho những người quản lý trung thành hơn với lợi ích của công ty, cũng như đảm bảo tính chặt chẽ và hoàn thiện của pháp luật.