Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định quản trị công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ pháp lý về quản trị công ty ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 79)

2.1.4 .Vấn đề kiểm soát giao dịch chứa khả năng tư lợi và nội gián

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lí về quản trị công ty ở Việt Nam hiện

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định quản trị công ty cổ phần

Thứ sáu, hoàn thiện pháp luật quản trị công ty trên cơ sở phát huy hiệu quả quyền tự do kinh doanh, đảm bảo sự tự do thỏa thuận và lợi ích của các chủ sở hữu công ty, đặc biệt là chủ sở hữu ít vốn; đảm bảo sự công bằng giữa các chủ sở hữu công ty với nhau; tôn trọng và đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể có quyền lợi liên quan, đặc biệt là chủ nợ và người lao động.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lí về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay. Nam hiện nay.

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định quản trị công ty cổ phần phần

Một là: hoàn thiện các quy định pháp luật về ĐHĐCĐ.

Để tránh trùng lấp và chồng chéo thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và HĐQT, Chính phủ cần ban hành văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2005, trong đó xác định rõ phạm vi của thẩm quyền “định hướng phát triển công ty” của ĐHĐCĐ. Thiết nghĩ, nên chăng văn bản hướng dẫn thi hành quy định theo hướng: đó là những định hướng thay đổi, thu hẹp, mở rộng ngành nghề kinh doanh, hay là thay đổi mục tiêu kinh doanh,… không bao gồm chiến lược

71

phát triển của ngành nghề đang hoạt động thuộc thẩm quyền và kỹ năng của HĐQT.

Đối với các trường hợp phải tiến hành họp ĐHĐCĐ. Khoản 2 điều 104 LDN 2005 nên điều chỉnh lại sao cho thể hiện rõ tinh thần bắt buộc phải tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ e, g của khoản 2 điều 104 LDN 2005. Ngoài các trường hợp này, Điều lệ công ty có thể quy định thêm một số trường hợp khác. Có như vậy thì mới tránh được hiện tượng không triệu tập họp ĐHĐCĐ như ở một số công ty hiện nay. Theo chúng tôi, khoản 2 điều 104 nên bỏ cụm từ: “Trường hợp Điều

lệ công ty không quy định thì”.

Bên cạnh đó, LDN 2005 cũng nên cho phép công ty áp dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin hỗ trợ để tiến hành họp ĐHĐCĐ khi số lượng cổ đông quá lớn và phân tán ở nhiều nước khác nhau. Điều này được thực hiện sẽ giúp cho việc tiến hành ĐHĐCĐ được dễ dàng hơn, góp phần giảm chi phí cho công ty và cổ đông, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của hội nhập và phát triển. Đồng thời, giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các cổ đông, nhất là những cổ đông thiểu số, hạn chế việc ngăn cản cổ đông nhỏ tham dự ĐHĐCĐ thông qua hình thức khống chế mức sở hữu cổ phần được quyền tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ như vừa qua ở một số công ty.

Ngoài ra, để hạn chế hiện tượng lạm dụng cuộc họp ĐHĐCĐ quá mức cần thiết, gây tốn kém cho công ty, LDN 2005 nên điều chỉnh lại theo hướng cho phép thay thủ tục họp ĐHĐCĐ để biểu quyết bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT bằng một thủ tục có tính thông báo khác đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém hơn, nếu cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu bãi nhiệm, miễn nhiệm đó đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết và sở hữu trên 10 % tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (tỷ lệ cổ phần được quyền yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ). Vì nếu họ yêu cầu triệu tập cuộc họp và cuộc họp được tiến hành thì kết quả cũng sẽ theo ý muốn của nhóm cổ đông này nhưng sẽ làm tăng chi phí không cần thiết cho công ty.

72

Về trình tự, thủ tục triệu tập ĐHĐCĐ, để việc triệu tập ĐHĐCĐ được hiệu quả hơn, ít tốn kém chi phí cho công ty, LDN 2005 nên bổ sung quy định cho phép gửi thông báo triệu tập ĐHĐCĐ thông qua hình thức thư điện tử (email) và các kênh thông tin hiện đại khác. Vì hiện tại LDN 2005 chỉ ghi nhận hai hình thức thông báo là văn bản giấy và thông báo đăng trên trang thông tin điện tử của công ty, chứ chưa đa dạng hóa các kênh thông tin đối với mọi công ty như ở các quốc gia khác.

Về thể thức họp và biểu quyết thông qua quyết định ĐHĐCĐ, để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của các cổ đông nhỏ, trước mắt Chính Phủ cần ban hành văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2005, trong đó quy định hướng dẫn rõ hơn điểm b khoản 3 điều 104 LDN 2005 đúng với tinh thần của Luật. Theo đó, đối với các quyết định của ĐHĐCĐ quy định tại điểm b khoản 3 điều 104 LDN 2005 chỉ được thông qua khi số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; Điều lệ công ty có thể quy định mức cao hơn nhưng không được thấp hơn tỷ lệ này. Có như thế thì mới logic với nội dung của điểm a khoản 3 điều 104 LDN 2005. Trái lại, nếu không có sự hướng dẫn thực thi quy định trên thì với cách quy định hiện nay của LDN 2005 có thể sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây bất lợi cho các cổ đông nhỏ và trái với mục đích của Luật là bảo vệ thỏa đáng quyền lợi của các cổ đông nhỏ.

Bên cạnh đó, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán, trong quá trình hoàn thiện chế định quản trị công ty, các nhà lập pháp cũng cần xem xét hình thức “biểu quyết vắng mặt” trong một số trường hợp nhất định. Theo đó, cuộc họp ĐHĐCĐ vẫn diễn ra nhưng vì lý do khách quan cổ đông không thể dự họp và không thể cử được người đại diện cho mình biểu quyết tại ĐHĐCĐ, họ có thể gửi phiếu biểu quyết một số nội dung cơ bản nhất định. Điều này được thực hiện sẽ giúp giải quyết tốt hơn quyền lợi của cổ đông, hạn chế việc phải triệu tập nhiều lần cuộc họp ĐHĐCĐ gây tốn kém cho công ty.

73

Đối với vấn đề hủy quyết định của ĐHĐCĐ, chúng ta cần làm rõ các hệ quả phát sinh khi Tòa án ra phán quyết hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ, mà cụ thể là hệ quả của phán quyết đó đối với các quyết định khác có liên quan của ĐHĐCĐ, đặc biệt là những quyết định có nội dung phụ thuộc. Cũng như quy định rõ việc hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ là hủy bỏ một phần trái pháp luật hay hủy bỏ toàn bộ, trường hợp nào là hủy bỏ một phần, trường hợp nào là hủy bỏ toàn bộ. Bên cạnh đó, cũng cần quy định thêm những biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế thiệt hại cho công ty trong thời gian Tòa án xem xét giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định trên.

Hai là: hoàn thiện các quy định pháp luật về hội đồng quản trị và giám đốc (tổng giám đốc).

Điều 110 LDN 2005 chưa quy định rõ việc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông đó có được trở thành ứng cử viên thành viên HĐQT không, nếu Điều lệ cũng không có quy định rõ trường hợp này? Cũng như việc cổ đông thay người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn góp của họ thì người đã đại diện theo ủy quyền đồng thời là thành viên HĐQT có đương nhiên bị mất tư cách thành viên HĐQT không? Theo chúng tôi, tổ chức là một tập thể gồm nhiều người nên không thể trực tiếp tham gia như một cá nhân vào quá trình quản lý công ty. Do vậy, họ cần được thông qua người đại diện theo ủy quyền để đảm bảo quyền lợi của mình như những cổ đông là cá nhân khác. Nếu không thừa nhận tư cách ứng viên HĐQT của người này thì sẽ vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa các cổ đông, xâm phạm quyền lợi chính đáng của cổ đông này. Hơn nữa, bản thân LDN 2005 không bắt buộc thành viên HĐQT phải là cổ đông. Việc quản lý công ty luôn đòi hỏi người quản lý phải có trình độ chuyên môn nhất định, mà điều này không phải lúc nào các cổ đông trong công ty cũng đảm bảo được. Đặc biệt với xu hướng tách rời GĐ (CEO) với HĐQT (Board of directors) hiện nay trên thế giới, thì hơn bao giờ hết, HĐQT phải cần những thành viên có trình độ chuyên môn cao để quản lý hoạt động của GĐ điều hành, nhất là các GĐ thuê có trình độ chuyên môn cao. Do vậy, LDN 2005 cần quy định rõ ràng về việc cho phép người đại diện theo ủy

74

quyền được trở thành ứng cử viên HĐQT. Cũng theo cách suy luận như vậy, khi chấm dứt vai trò đại diện phần vốn thì không đương nhiên làm mất đi vai trò thành viên HĐQT của họ, và ngược lại nếu thành viên HĐQT đó bị bãi nhiệm thì không đương nhiên mất đi vai trò đại diện theo ủy quyền của họ đối với phần vốn góp. Các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2005 cần quy định làm rõ vấn đề trên theo hướng này.

Về việc quy định số lượng thành viên HĐQT. Như phân tích ở phần thực

tiễn (mục 2.3.1.2), việc quy định số lượng thành viên HĐQT ở điều 109 LDN 2005 về nguyên tắc là phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng chúng cũng chưa thực sự rõ ràng, có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Do vậy, khi triển khai thực hiện LDN 2005, văn bản hướng dẫn thi hành cũng cần quy định lại rõ ràng. Theo đó, số lượng thành viên HĐQT là từ 3 đến 11 thành viên; số lượng cụ thể do Điều lệ quy định.

LDN 2005 cũng cần quy định rõ một tỷ lệ tối thiểu các thành viên HĐQT độc lập trong công ty, đồng thời quy định rõ về tiêu chí của thành viên HĐQT độc lập, chức năng, nhiệm vụ, chế độ làm việc và thù lao của thành viên HĐQT độc lập. Có như vậy, Luật mới phát huy được hiệu quả vai trò của HĐQT trong việc giám sát và đánh giá hoạt động điều hành của giám đốc và các nhân viên điều hành cao cấp khác. Điều này cũng phù hợp với thông lệ chung về quản trị công ty của các nước.

Về thẩm quyền của HĐQT và thành viên HĐQT. LDN 2005 nên quy định

cho phép HĐQT được áp dụng một số biện pháp khẩn cấp kịp thời nhằm ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra cho công ty khi không kịp lấy ý kiến ĐHĐCĐ về những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Cũng như, cho phép tạm ngưng thực hiện quyết định của ĐHĐCĐ nhằm ngăn chặn thiệt hại nghiêm trọng cho công ty và xã hội, nếu có đầy đủ các dấu hiệu trái pháp luật của quyết định đó.

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐQT, LDN 2005 nên bổ sung thêm quy định cho phép thành viên HĐQT được quyền “dự thính” mọi

75

cuộc họp ĐHĐCĐ. Có như vậy mới đảm bảo cho họ nắm bắt được đầy đủ nội dung cuộc họp, nhất là những thành viên HĐQT không phải là cổ đông. Từ đó giúp họ quán triệt tốt hơn quyết định của ĐHĐCĐ.

Về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của HĐQT và GĐ. Để đảm bảo hiện thực hóa được quyền lực của BKS, LDN 2005 nên bổ sung thêm quy định về chế tài đối với HĐQT khi HĐQT không chấm dứt hành vi vi phạm hoặc không thực hiện giải pháp khắc phục hậu quả theo yêu cầu của BKS. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong việc ngăn chặn hành vi gây hại cho công ty và cổ đông.

Ngoài ra, khi triển khai thực hiện LDN 2005, các văn bản hướng dẫn nên hướng dẫn thi hành LDN 2005 việc xác định rõ hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lý nào được xem là vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông và nghĩa vụ của người quản lý mà điểm a khoản 3 điều 79 LDN 2005 đã đề cập. Có như vậy mới đảm bảo được tính chặt chẽ trong việc bảo vệ lợi ích của các cổ đông.

Ba là: hoàn thiện các quy định pháp luật về ban kiểm soát

Về việc thành lập và tổ chức BKS. LDN 2005 cần bổ sung thêm quy định

về chế độ làm việc của BKS. Vì LDN 2005 hiện nay chưa quy định cụ thể về vấn đề này, trong khi điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với cơ quan này. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chặt chẽ của pháp luật, khi triển khai thực hiện LDN 2005, Chính phủ cũng cần ban hành văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2005, trong đó quy định rõ thời hạn phải thành lập BKS khi số lượng cổ đông tăng lên trên 11 cổ đông mà trước đó công ty không có BKS.

Về thành phần BKS. Khi triển khai thực hiện LDN 2005, văn bản hướng

dẫn thi hành LDN 2005 cũng cần quy định rõ người “quản lý khác” không được làm thành viên BKS là ai, có bao gồm Kế toán trưởng, Phó GĐ,… Có như vậy thì mới đảm bảo chặt chẽ trong việc áp dụng pháp luật. Vì phần lớn

76

các Điều lệ công ty hiện nay thường ghi giống quy định của Luật mà không có quy định thêm.

Về việc phân định và thực thi thẩm quyền của BKS. Khoản 5 và khoản 6

điều 98 LDN 2005 cần bỏ quy định yêu cầu BKS phải triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ “thay thế” HĐQT khi HĐQT không tiến hành triệu tập cuộc họp theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 điều 79 LDN 2005. Thay vào đó nên cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 điều 79 LDN 2005 được triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ ngay sau khi quá thời hạn cho phép mà HĐQT không tiến hành triệu tập ĐHĐCĐ. Nghĩa là, Luật bỏ qua bước triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ của BKS. Có như thế mới đảm bảo tính nhanh chóng kịp thời mà không vi phạm nguyên tắc tổ chức quản lý công ty.

Bên cạnh đó, điều 97 LDN 2005 nên sửa đổi lại theo hướng cho phép BKS triệu tập ngay cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường mà không cần thông qua thủ tục yêu cầu HĐQT triệu tập, nếu có đầy đủ chứng cứ xác định được hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật và Điều lệ công ty của HĐQT. Việc triệu tập này cũng không nhất thiết phải được sự phê duyệt của HĐQT về chương trình, nội dung tài liệu họp như điểm l khoản 2 điều 108 LDN 2005 quy định. Có như vậy thì Luật mới đảm bảo được tính độc lập và hiệu quả của BKS trong việc ngăn chặn kịp thời những thiệt hại cho công ty.

Ngoài ra, để đảm bảo cho thành viên BKS nắm bắt được tình hình nội dung cuộc họp ĐHĐCĐ nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giám sát của họ, LDN 2005 nên bổ sung thêm quy định cho phép thành viên BKS được quyền “dự thính” mọi cuộc họp ĐHĐCĐ. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quản trị công ty của các nước trên thế giới, mà Trung Quốc là một ví dụ điển hình.

Bốn là: hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế giám sát của cổ đông

Về vấn đề chất vấn của cổ đông. LDN 2005 nên quy định bổ sung thêm

quyền chất vấn của cổ đông cũng như cơ chế đảm bảo thực thi quyền đó. Điều

77

này được thực hiện sẽ góp phần làm tăng khả năng giám sát điều hành của cổ đông, giúp ngăn chặn sớm hành vi gây thiệt hại cho công ty của những người quản lý công ty.

Về việc đưa kiến nghị vào chương trình họp ĐHĐCĐ. Thiết nghĩ, đối với

những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của người quản lý và những giao dịch có tính tư lợi thì không nên hạn chế đưa vào chương trình họp trong bất kỳ cuộc họp nào, dù cho không đúng với nội dung thông báo triệu tập cuộc họp. Bởi nếu thế có thể sẽ gây tốn kém thêm cho công ty khi phải triệu tập đợt họp khác, không đảm bảo được tính kịp thời trong việc ngăn chặn hành vi sai trái gây thiệt hại cho công ty. Do đó, khi triển khai LDN 2005, các văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ pháp lý về quản trị công ty ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)