Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần
2.1.3. Giám đốc (Tổng giám đốc):
Về cơ bản, các quy định hiện hành của LDN 2005 qui định tương đối đầy đủ quyền hạn và nhiệm vụ của GĐ (TGĐ). Các quy định này khá hợp lý và phù hợp với chức năng điều hành và quan hệ với các cơ quan khác trong công ty. Bên cạnh những ưu điểm đó, LDN 2005 cũng tồn tại hạn chế nhất định khi quy định thẩm quyền của GĐ. Khoản 1 điều 116 qui định: “trong trường hợp
Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật thì GĐ là người đại diện theo pháp luật của công ty”. Điều đó đồng
nghĩa với việc GĐ sẽ là người đại diện đương nhiên theo pháp luật của công ty, nếu Điều lệ công ty không qui định thẩm quyền này cho Chủ tịch HĐQT. Trong khi LDN lại quy định HĐQT mới là cơ quan đại diện của pháp nhân công ty, là biểu tượng quyền lực đối ngoại của công ty. Chỉ có HĐQT mới là chủ thể có toàn quyền nhân danh công ty trong quan hệ với các chủ thể bên ngoài. Tuy nhiên sẽ khó khăn khi có quá nhiều người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Do vậy, việc quy định cho một cá nhân đại diện theo pháp luật là cần thiết. Chủ tịch HĐQT với tư cách là người đứng đầu HĐQT nên xứng đáng là người đại diện đương nhiên theo pháp luật của công ty. Còn GĐ (TGĐ) chỉ có thể là đại diện theo ủy quyền của HĐQT, thực hiện những công
52
việc theo quyết định của HĐQT. GĐ không thể tự do thể hiện ý chí của công ty trong thiết lập các giao kết nhân danh công ty. Đối chiếu với pháp luật một số nước trong khu vực có thể thấy người đại diện theo pháp luật của công ty thường là Chủ tịch HĐQT hoặc một thành viên khác do HĐQT ủy quyền. Điều 113 Luật Công ty Trung Quốc qui định Chủ Tịch HĐQT là người đại diện hợp pháp của công ty. Tương tự, Luật Công ty Cổ phần Thái Lan cho phép HĐQT chỉ định người nhân danh công ty trong quan hệ pháp lý với bên thứ ba.