Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính:

Một phần của tài liệu NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2012 (Trang 52 - 53)

1. Những bất cập được Luật 2020 sửa đổi, bổ sung một số quy định khắc phục

Một trong những điểm mới của Luật số 67/2020 /QH14 so với Luật XLVPHC hiện hành là việc bổ sung các biện pháp giáo dục tại cộng đồng như một trong những biện pháp thay thế để xử lý các hành vi vi phạm hành chính của trẻ vị thành niên (Điều 140a) nhằm đảm bảo rằng trẻ vị thành niên đạt được sự quan tâm ở mức tối đa. Theo đó, biện pháp xử lý thay thế cho việc xử lý vi phạm hành chính đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vì cố ý phạm tội (được quy định tại Bộ Luật hình sự) có nơi cư trú ổn định, được đi học tại cơ sở giáo dục và có văn bản cam kết của cha mẹ, người giám hộ để quản lý, giáo dục là giáo dục cộng đồng. Theo quy định này, tòa án nhân dân quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại cộng đồng.

2. Những kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định về các biện pháp ngănchặn và xử lý vi phạm hành chính chặn và xử lý vi phạm hành chính

44 Công văn số 323/TB-VPCP

Thứ nhất, Ban hành văn bản càng sớm càng tốt để xác định độ tuổi cụ thể của người vi phạm hành chính nói chung, đặc biệt là độ tuổi chưa thành niên dựa trên hệ số tương đối là "không quá 1/2" trong “Luật Xử lý vi phạm hành chính

Thứ hai, Quy định thật chi tiết và rõ ràng cách xác định chính xác mức tiền phạt đối với người chưa thành niên VPHC46 và có văn bản hướng dẫn cách tính cụ thể nhằm tránh những bất cập, thói quen áp dụng pháp luật không tốt của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba, làm rõ nguyên tắc đưa ra mức phạt với người chưa thành niên dựa trên nhận thức, thái độ, hành vi và các trường hợp khác. Ngoài ra, đối với người chưa thành niên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải giải thích cụ thể về trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt thay khi người đó không có tiền nộp phạt.

Cuối cùng, để đảm bảo việc tịch thu tang vật vi phạm hành chính và thi hành hình phạt, trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính không nộp số tiền tương đương, cần quy định cụ thể nghĩa vụ thuộc về cha, mẹ hoặc người giám hộ.

46 Cao Vũ Minh (2019), “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên của bang Victoria (Úc) và một số gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 21 (397), tháng 11/2019. Victoria (Úc) và một số gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 21 (397), tháng 11/2019.

Một phần của tài liệu NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2012 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w