I. Những quy định chung về xử lý vi phạm hành chính:
38 “Căn cứ quy định của Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước và đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng”
hoạt động kiểm toán nhà nước và đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng”
39 “Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”
40a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật này;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 92 của Luật này
đ) Trong thời hạn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này mà cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
(iii) Tính thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính được bổ sung, quy định thêm trong trường hợp cá nhân cố tình cản trở, trốn tránh việc chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra, các cá nhân, chủ thể nào cố tình gây cản trở, trốn tránh việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính sẽ được tính lại kể từ thời điểm hành vi cản trở chấm dứt, trốn tránh việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.
Thời gian qua công tác thanh tra ngoài mang lại những hiệu quả tốt trong công tác quản lý song vẫn trải qua nhiều khó khăn do quy định pháp luật về thời kỳ thanh tra và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính chưa có sự thống nhất. Vậy nên, việc thanh tra đã được pháp luật cho phép thực hiện theo thời kỳ ví dụ 03 hoặc 05 năm nhằm phát hiện hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra. Nhưng theo quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trên thì thời hiệu xử phạt đã hết dẫn đến có nhiều trường hợp đoàn thanh tra phát hiện hành vi vi phạm hành chính của đối tượng nhưng không thể xử phạt hoặc kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính được.
Mặt khác, các nhà làm luật vẫn còn thiếu sót khi chưa đưa ra quy định về những trường hợp nào không tính vào thời hiệu XPVPHC. Chẳng hạn việc cơ quan thanh tra phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm đã chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra sau khi xem xét đã đưa ra kết luận không đủ căn cứ khởi tố hình sự và chuyển trả hồ sơ cho cơ quan thanh tra. Thế nhưng khi phía cơ quan điều tra gửi lại hồ sơ vụ việc thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm đó đã kết thúc. Điều này đã vô tình làm mất đi sự răn đe, trừng trị đối với chủ thể vi phạm hành chính và gây ra sự thiếu công bằng trong XPVPHC; gây lúng túng cho công tác thanh tra trong thực tiễn; bỏ sót nhiều hành vi vi phạm. Do đó, theo nhóm, để đồng bộ với những điều luật khác thì những nhà làm luật cần bổ sung, hoàn thiện rõ ràng các nội dung về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính để công tác thanh tra, chờ kết luận của phía cơ quan điều tra diễn ra suôn sẻ, thuận tiện hơn.
Thứ bảy, về những hành vi bị nghiêm cấm
Trải qua hơn 09 năm triển khai, thi hành và áp dụng Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có thể thấy một số sai phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính thường hay xảy ra trong quá trình áp dụng pháp luật nhưng chưa được Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định là hành vi bị nghiêm cấm. Vì vậy, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 đã có sửa đổi, bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính tại Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính như “Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính”.
Thứ tám, bổ sung quy định về trách nhiệm hành chính
Theo nhóm, Luật XLVPHC 2012 chỉ quy định về xử phạt vi phạm hành chính mà không đề cập đến trách nhiệm hành chính. Chỉ khi nào xác định rành mạch cơ sở của trách nhiệm hành chính, các trường hợp không phải chịu trách nhiệm hành chính, các nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hành chính, các trường hợp miễn truy cứu trách nhiệm hành chính,... thì mới có thể quy định về xử phạt VPHC phù hợp.
Đề cập đến vấn đề xử phạt, nếu theo định nghĩa của khoản 2 Điều 2 Luật XLVPHC 2012 thì chỉ là “áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả”. Tuy nhiên, đây là kết quả của cả quá trình gồm nhiều hoạt động nhằm xác định trách nhiệm hành chính. Trước khi có những quy định về xử phạt, pháp luật phải quy định đầy đủ những vấn đề của trách nhiệm hành chính. Trong một số điều, Luật XLVPHC 2012 sử dụng thuật ngữ chưa hợp lý như tại khoản 1 Điều 6 “thời hiệu xử phạt VPHC”, theo nhóm nên thay bằng “thời hiệu truy cứu trách nhiệm hành chính” và theo Điều 11 “những trường hợp không xử phạt VPHC” nên thay bằng “miễn trách nhiệm hành chính” hoặc “những trường hợp không phải là vi phạm hành chính”. Vậy nếu trong trường hợp vi phạm có tổ chức hay trường hợp vi phạm chưa đạt hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt vi phạm do không quy định về trách nhiệm hành chính thì trách nhiệm phải gánh chịu như thế nào?
Từ những phân tích nêu trên cho thấy cần sửa đổi, bổ sung Luật XLVPHC 2012 về trách nhiệm hành chính như sau:
- Bổ sung một điều quy định về cơ sở của trách nhiệm hành chính cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm hành chính khi có lỗi trong việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Sửa đổi tại Điều 11 các trường hợp không xử phạt VPHC thành “các trường hợp không bị coi là vi phạm hành chính”.
- Về miễn trách nhiệm hành chính bổ sung một điều quy định do hành vi không còn gây nguy hiểm cho xã hội, thời hiệu xử phạt đã hết, v.v...
- Tên gọi của Điều 9 sửa đổi thành “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính”, Điều 10 thành “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính”, nếu không sẽ không rõ giảm nhẹ hay tăng nặng vấn đề gì.
- Về trường hợp vi phạm có tổ chức (đồng phạm) bổ sung một điều quy định và phân hóa trách nhiệm của từng chủ thể tham gia.
- Bổ sung một điều quy định về trường hợp vi phạm có tổ chức hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt vi phạm và vi phạm chưa đạt.41