Các quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2012 (Trang 26 - 27)

IV. Bất cập những quy định về các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính

3. Các quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

nghề theo thủ tục hành chính

Thứ nhất, Điều 125 Luật XLVPHC quy định về việc “tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, thủ tục hành nghề theo thủ tục hành chính”. Tuy nhiên việc quy định này “không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước.” 27 Mặt khác, các hình thức xử phạt bổ sung được quy định trong các nghị định như Nghị định có liên quan của chính phủ đơn cử như Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo… lại không quy định các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong quá trình thi hành nhiệm vụ đã gây không ít bất cập, đặc biệt là những hạn chế của cơ quan thanh tra chuyên ngành trong việc đảm bảo chấp hành các quyết định xử phạt VPHC.28

27 Nhật Tân (2019), Một số khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, truy xuất từ https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/mot-so-kho-khan-vuong-mac-han-che-trong-thi-hanh-luat-xu-ly-vi- xuất từ https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/mot-so-kho-khan-vuong-mac-han-che-trong-thi-hanh-luat-xu-ly-vi- pham-hanh-chinh.htm

28 “Đề cương giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC” (2021), truy xuất từ

Thứ hai, tại khoản 4 Điều 125 quy định “Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngày thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ”. Như vậy, theo quy định được đưa thì chiến sĩ công an, thanh tra viên ngành giao thông vận tải đang thi hành công vụ không có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong khi trên thực tế để ngăn chặn những hành vi vi phạm này như không có giấy phép lái xe, sử dụng giấy phép lái xe không phù hợp với loại xe đang điều khiển, vi phạm quy định về nồng độ cồn hay sử dụng chất kích thích… thì cần phải lập biên bản và tạm giữ phương tiện để ngăn chặn hành vi có thể gây tổn thất lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

Một phần của tài liệu NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2012 (Trang 26 - 27)